Lấy lách qua túi đựng bệnh phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi cắt lách điều trị một số bệnh về máu thường gặp (Trang 73 - 76)

Rửa sạch hố lách, kiểm tra cầm máu và đặt dẫn lưu.

Đối với các bệnh lý như XHGTC tự miễn, lách có thể nghiền nhỏ lấy qua lỗ trocar mở rộng.

Đối với một số bệnh lý như bệnh máu ác tính, nhằm tránh phát tán tế bào ác tính vào ổ bụng, hay trường hợp lách to không vừa túi, thường mở rộng lỗ trocar để lấy lách nguyên vẹn.

2.2.3.5. Các chỉsố thu thập trong mổ

- Số trocart (3, 4, 5), tai biến đặt trocar.

- Thời gian phẫu thuật, kể từ khi đặt trocart cho đến khi đóng da bụng. - Cách thức mổ:

+ Mổ nội soi

+ Nội soi chuyển mổ mở - Phải chuyển mổ mở vì lý do:

+ Lách q to. + Viêm dính nhiều

+ Chảy máu khơng kiểm soát được. + Tổn thương các tạng khác.

- Những nhận xét về lách trong mổ: + Kích thước lách

+ Có lách phụ hay khơng. - Cách kiểm soát cuống lách:

+ Thắt động mạch lách trước rốn lách:

Thắt động mạch lách trước rốn lách từ phía trước ở bờ trên tụy + Thắt động mạch lách tại rốn lách

Thắt động mạch lách, tĩnh mạch lách tại rốn lách

Không tách riêng được động mạch và tĩnh mạch lách - Phương tiện để kiểm soát mạch

+ Clip bạc + Hem-o-lok + Khâu tăng cường + Phối hợp

- Cách lấy bệnh phẩm: lấy bằng túi đựng, qua lỗ trocar cạnh rốn mở rộng 2-3 cm hoặc mở rộng 5-7cm trong trường hợp cần lấy lách nguyện vẹn.

- Dẫn lưu: + Hố lách + Douglas

+ Không dẫn lưu

- Các tai biến trong phẫu thuật:

+ Tổn thương các tạng xung quanh.

+ Chảy máu khơng kiểm sốt được, cần phải truyền máu bổ sung.

+ Lượng máu mất ước tính trong mổ: Lượng máu mất (được tính bằng ml dựa vào lượng dịch ở bình hút trừ đi dịch rửa bơm vào, trong trường hợp máu chảy chỉ thấm đủ mèche tai mũi họng hoặc nằm trong ống hút coi như không đáng kể, được coi là 5 ml).Thu thập các BN phải truyền máu trong mổ.

2.2.3.6. Các chỉ số thu thập sau mổ.

- Thời gian cho ăn trở lại: tính bằng ngày, kể từ ngày đầu sau mổ. - Thời gian trung tiện trở lại: tính bằng ngày, kể từ ngày đầu sau mổ. - Thời gian rút dẫn lưu: tính bằng ngày, kể từ ngày đầu sau mổ. - Tiêu chuẩn ra viện:

 Bệnh nhân đ ăn uống trở lại

 Sinh hoạt cá nhân nhân nhẹ nhàng.

 Các biến chứng, tai biến đ được xử lý.

 BN ra viện được chuyển lại viện huyết học truyền máu hoặc khoa huyết học để theo dõi và xử trí tiếp theo chuyên nghành.

- Ra viện sớm nhất. - Ra viện muộn nhất.

- Thời gian nằm viện trung bình: tính bằng ngày.

* Biến chứng sau mổ:

- Trong ổ bụng:

+ Chảy máu trong ổ bụng sau mổ. + Viêm phúc mạc.

+ Tổn thương các tạng xung quanh. - Nhiễm trùng:

+ Nhiễm trùng vết mổ. + Sốt.

+ Viêm phổi: Bệnh nhân sốt, ho, đau ngực, nghe phổi có rales ẩm, chụp Xquang ngực có nốt mờ hoặc đám mờ ở phổi.

* Tử vong sau mổ: Là những diễn biến nặng gia đình xin về hoặc tử

vong trong thời gian nằm viện. Được xác định có liên quan tới diễn biến của bệnh và phương pháp điều trị.

* Mức độ đau sau mổ: Bệnh nhân tự đánh giá mức độ đau dựa trên thước đo mức độ đau. Thước đo này chiều dài 10cm. Hai đầu thước đo là hai mức độ 0: không đau và 10: đau không chịu nổi. Bệnh nhân tự đánh giá mức độ đau trong vòng 1 phút và chỉ mức độ đau trên thước với 10 điểm chia cách nhau 1cm. Cách tính mức độ đau dựa vào khoảng cách theo cm từ 0 đến vị trí bệnh nhân chỉ mức độ đau. Khả năng đau từ 0 đến 10, điểm càng cao là càng đau.

Sau khi BN chọn vị trí con trỏ trên thước tương ứng với mức độ đau của họ người đánh giá xác nhận điểm đau VAS là khoảng cách từ điểm 0 đến vị trí con trỏ.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi cắt lách điều trị một số bệnh về máu thường gặp (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)