Cập nhật chẩn đoán viêm não cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu căn nguyên, đặc điểm dịch tễ học lâm sàng, cận lâm sàng và yếu tố tiên lượng bệnh viêm não cấp ở trẻ em việt nam (Trang 35 - 37)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.4. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của viêm não cấp

1.4.3. Cập nhật chẩn đoán viêm não cấp

Viêm não cấp gây ra tỷ lệ mắc bệnh và tử vong đáng kể trên toàn thế giới. Các nguyên nhân cụ thể được xác định trong <50% các trường hợp. Các tiêu chuẩn chẩn đoán viêm não cấp ở các nơi trên thế giới trước năm 2013 còn khác nhau thiếu sự đồng thuận về các định nghĩa ca bệnh và phương pháp chẩn đốn chuẩn. Vì vậy những tiến bộ trong bệnh viêm não cấp bị cản trở do thiếu sự đồng thuận trong chẩn đoán cũng như cách tiếp cận hợp tác quốc tế và chia sẻ khoa học.

Vào tháng 3 năm 2012, tổ chức Viêm não Quốc tế bao gồm các các thành viên đến từ Châu Mỹ, Châu Âu, Australia, Châu Phi, và châu Á đã tổ chức một cuộc họp ở Atlanta để thảo luận về những vấn đề của viêm não mục đích là nâng cao hiểu biết về nguyên nhân, các chiến lược chẩn đoán, và kết quả điều trị của viêm não, và để thực hiện các biện pháp can thiệp. Các chủ đề thảo luận tại cuộc họp bao gồm: (1) chuẩn hóa định nghĩa ca bệnh cho bệnh viêm não, (2) phát triển các thuật tốn để đánh giá bệnh nhân, (3) vai trị của di truyền vật chủ trong viêm não, và (4) các ưu tiên cho nghiên cứu một số bệnh truyền nhiễm mới nổi. Ở đây chúng tơi trình bày định nghĩa ca bệnh cho viêm não tại hội nghị này [12].

1.4.3.1. Chẩn đoán ca bệnh viêm não cấp

Tiêu chuẩn chẩn đoán ca bệnh viêm não cấp và bệnh não nghi ngờ do nhiễm trùng.

Tiêu chuẩn chính:

Bệnh nhân có rối loạn tri giác kéo dài >24 giờ từ nhẹ đến nặng bao gồm: ngủ gà, li bì, kích thích, lú lẩn, hơn mê hoặc thay đổi hành vi và nhân cách (khơng có bất kỳ nguyên nhân khác được xác định).

Tiêu chuẩn phụ:

- Sốt hoặc tiền sử có sốt ≥ 380C trong vòng 72 giờ trước sau khi bị bệnh - Co giật toàn thân hoặc co giật cục bộ (loại trừ sốt cao co giật).

- Có dấu hiệu thần kinh khư trú

- DNT có hiện tượng tăng bạch cầu lympho (>5 bạch cầu/µl) - Điện não đồ: Có bằng chứng viêm não

- Chụp CT hoặc MRI: nghi ngờ viêm não

 Chẩn đốn có thể viêm não: Một tiêu chuẩn chính + hai tiêu chuẩn phụ  Chẩn đoán ca bệnh lâm sàng viêm não: Một tiêu chuẩn chính + ≥ 3 tiểu chuẩn phụ.

 Chẩn đốn khẳng định: Khi bệnh nhân có 1 trong 2 trường hợp trên + có xét nghiệm xác định được căn nguyên.

1.4.3.2. Chẩn đoán căn nguyên viêm não cấp

a./ Nhóm xác định được căn nguyên chắc chắn

Dựa theo kết quả xét nghiệm PCR hoặc ELISA IgM dương tính đặc hiệu với từng virus trong DNT, kháng thể đặc hiệu trong DNT dương tính bao gồm:

+ Xét nghiệm PCR: gồm các căn nguyên nhóm herpes, EV, M.pneumonia. + Xét nghiệm ELISA IgM (+): đa phần căn nguyên do Arbovirus, ký sinh trùng.

+ Nuôi cấy xác định căn nguyên vi khuẩn, nấm.

+ Xét nghiệm tìm kháng thể kháng NMDAr dương tính trong DNT.

b./ Nhóm căn nguyên có thể

Các ca bệnh dựa theo chẩn đoán lâm sàng kèm theo xác định được tác nhân gây bệnh trong máu và một số dịch khác gồm có các căn nguyên gây viêm não như: rubella, quai bị, thủy đậu, sởi, DENV, ký sinh trùng, nhiễm độc…

c./ Nhóm khơng xác định được căn ngun

Đủ tiêu chuẩn chẩn đốn viêm não nhưng khơng tìm được căn ngun

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu căn nguyên, đặc điểm dịch tễ học lâm sàng, cận lâm sàng và yếu tố tiên lượng bệnh viêm não cấp ở trẻ em việt nam (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)