Các biến nghiên cứu và cách đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu căn nguyên, đặc điểm dịch tễ học lâm sàng, cận lâm sàng và yếu tố tiên lượng bệnh viêm não cấp ở trẻ em việt nam (Trang 62 - 66)

Chương 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.5. Các biến nghiên cứu và cách đánh giá

2.5.1. Biến cho mục tiêu 1

2.5.1.1. Đặc điểm dịch tễ a./Tuổi

- Tuổi chia thành 4 nhóm: Từ > 1 tháng đến ≤ 1 tuổi, >1 tuổi đến ≤ 5 tuổi, > 5 tuổi đến ≤ 10 tuổi và > 10 tuổi

- Cách tính tuổi:

o Số tuổi (tháng) = tháng năm nhập viện – tháng năm sinh

o Số tuổi (năm) = số tháng tuổi của bệnh nhân/12

b./Cách biến dịch tễ khác

- Giới: nam, nữ

- Thời gian nhập viện: tháng năm nhập viện - Địa dư: Thành thị (thành phố, thị xã), nông thôn

- Tiền sử bản thân: Tiền sử tiêm chủng và tiền sử mắc bệnh

- Tiền sử gia đình: khai thác tiền sử bệnh tật của mọi người trong gia đình trẻ, đặc biệt là bệnh lý não – màng não

2.5.1.2. Căn nguyên viêm não cấp

- Căn nguyên chắc chắn - Căn nguyên có thể

- Khơng xác định được căn ngun - Căn nguyên viêm não cấp theo tuổi - Căn nguyên viêm não cấp theo giới - Căn nguyên viêm não cấp theo tháng

2.5.2. Biến cho mục tiêu 2

2.5.2.1. Triệu chứng lâm sàng

- Triệu chứng trước khi vào viện: sốt, nôn, buồn nôn, đau đầu, co giật khu trú hay toàn thân, ho , tiêu chảy, phát ban, viêm tuyến mang tai

o Phân độ sốt (nhiệt độ nách): nhẹ 37,50C – 380C, vừa: 380C – 390C, cao: >390C

- Thời gian xuất hiện cơn giật đầu tiên - Thời gian xuất hiện rối loạn tri giác - Triệu chứng khi thăm khám vào viện

- Rối loạn tri giác: đánh giá theo thang điểm Glasgow và được chia 2 làm mức độ: > 8 điểm và ≤ 8 điểm

o Cách đánh giá thang điểm Glasgow [101].

Dấu hiệu Điểm

Mở mắt

Tự nhiên 4

Khi gọi hỏi 3

Kích thích đau 2

Khơng đáp ứng 1

Vận động

Bảo làm đúng theo yêu cầu 6

Kích thích đau gạt đúng chỗ 5

Gạt khơng đúng chỗ 4

Duỗi cứng chi trên (mất vỏ) 3

Duỗi cứng chi dưới (mất não) 2

Khơng đáp ứng 1

Lời nói

Đúng nhanh (khóc cười đúng lúc với trẻ < 2 tuổi) 5 Đúng chậm (khóc với trẻ < 2 tuổi) 4 Khơng phù hợp (kêu khóc vơ cớ với trẻ < 2 tuổi) 3 Dùng từ không hiểu được (kêu rên) 2

- Hội chứng màng não

- Dấu hiệu tăng hoặc giảm trương lực cơ. - Liệt vận động: khu trú, toàn thân. - Liệt thần kinh sọ.

- Triệu chứng khác: Suy hơ hấp, suy tuần hồn.

2.5.2.2. Triệu chứng cận lâm sàng

* Dịch não tủy

- Màu sắc, áp lực

- Phân loại số lượng tế bào gồm 4 mức độ: bình thường, từ 5 – 100 tế bào/mm3, từ >100 – 500 tế bào/mm3 và > 500 tế bào/mm3

- Phân loại biến đổi protein dịch não tủy gồm 4 mức độ: bình thường <0,45g/l, từ 0,45 – 1g/l, từ > 1 – 5g/l và >5g/l

- Nồng độ đường chia 2 mức độ: < 2,5mmol/l và ≥ 2,5mmol/l.

- Xác định căn nguyên: vi khuẩn, virus bằng phương pháp nuôi cấy hoặc PCR.

* Xét nghiệm CTM:

Đánh giá các chỉ số huyết học ở trẻ em dựa trên đặc điểm máu ở trẻ em [102] - Công thức bạch cầu: Bạch cầu máu tăng > 10 G/l, giảm < 4 G/l

- Huyết sắc tố: thiếu máu khi Hb < 100 g/l - Tiểu cầu: Giảm < 150 G/l, tăng > 450 G/l * Xét nghiệm sinh hoá máu:

- Nồng độ Natri máu được chia làm 5 mức độ: bình thường (từ 135- 145mmol/l), >145mmol/l, giảm từ 130 – 135mmol/l, 129 – 120mmol/l, < 120mmol/l.

- SGOT: bình thường < 40 UI/l, SGPT bình thường < 40 UI/l. - Đường máu bình thường: 3,4 – 6,4 mmol/l.

* Nghiên cứu hình ảnh sọ não

Kết quả đọc phim chụp sọ não do các bác sỹ chuyên khoa chẩn đốn hình ảnh-Bệnh viện Nhi Trung ương

+ Chụp CT sọ não: Các hình ảnh tổn thương - Phù não, giảm tỷ trọng

- Xuất huyết não, xuất huyết hoại tử kết hợp với giảm tỷ trọng - Mất myeline dạng thoái hoá

- Mức độ tổn thương: khu trú, lan toả.

- Vị trí tổn thương: thuỳ thái dương, thuỳ trán, đồi thị, cuộn não... + Chụp MRI sọ não Hình thái tổn thương: - Phù não - Xuất huyết - Giảm tỷ trọng - Teo não - Vị trí tổn thương:

o Thuỳ thái dương một bên, hai bên, thuỳ chẩm, thuỳ trán

o Cuộn não, rãnh sylvius, hai bán cầu

o Đồi thị, nhân bèo, nhân xám trung ương, não giữa.

o Mức độ tổn thương: lan toả hay khu trú

2.5.3. Biến cho mục tiêu 3

2.5.3.1. Đánh giá khi ra viện

Chia 4 mức độ của bệnh nhân khi ra viện

- Hồi phục tốt: Bệnh nhân khỏi hoàn toàn hoặc hồi phục gần hoàn toàn - Di chứng nhẹ: Bệnh nhân có khuyết tật nhưng có thể làm việc độc lập - Di chứng nặng: Bệnh nhân có ý thức nhưng hồn tồn phụ thuộc vào

người khác hoặc tình trạng thực vật (bệnh nhân có đáp ứng tối thiểu) - Bệnh nhân tử vong.

2.5.3.2. Xác định yếu tố tiên lượng a./ Dựa vào kết quả điều trị

- Xác định mối liên quan giữa kết quả điều trị và căn nguyên viêm não cấp

b./ Xác định yếu tố tiên lượng theo căn nguyên viêm não cấp hay gặp

Bệnh nhân được chia thành 2 nhóm theo tình trạng ra viện

 Nhóm bệnh nhân nhẹ: bệnh nhân ra viên trong tình trạng hồi phục tốt hoặc di chứng nhẹ.

 Nhóm bệnh nhân nặng: bệnh nhân ra viện trong tình trạng di chứng nặng, tình trạng thực vật hoặc bệnh nhân tử vong.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu căn nguyên, đặc điểm dịch tễ học lâm sàng, cận lâm sàng và yếu tố tiên lượng bệnh viêm não cấp ở trẻ em việt nam (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)