Điều trị can thiệp nội mạch

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả điều trị phẫu thuật vỡ túi phình động mạch cảnh trong đoạn trong sọ (Trang 36 - 38)

Chương 1 : TỔNG QUAN

1.6. Điều trị túi phình động mạch cảnh trong đoạn trong sọ vỡ

1.6.2. Điều trị can thiệp nội mạch

Chỉ định: Phụ thuộc vào vị trí túi phình ĐMCT ĐTS, hình dáng và kích thước cổ túi cũng như tỉ lệ đường kính cổ và kích thước túi phình.

Ưu điểm của phương pháp này là có thể áp dụng và tiếp cận hầu hết các vị trí túi phình ĐMCT ĐTS, trong các trường hợp có độ lâm sàng nặng, người cao tuổi [11]. Nghiên cứu ISAT 2005 cho thấy tỉ lệ phục hồi lâm sàng sau 1 năm theo Rankin với độ từ 0 đến 2 đạt 76,5%. Tỉ lệ tử vong chiếm 8%. Tỉ lệ tắc hồn tồn túi phình ngay sau can thiệp khoảng 66%, tắc gần hoàn toàn túi phình là 26% và cịn đọng thuốc cổ túi chiếm 8%. Tỉ lệ chảy máu tái phát ở nhóm can thiệp nội mạch cao hơn nhóm phẫu thuật nhưng triệu chứng co giật thấp hơn. Cũng như tỉ lệ tử vong do điều trị nội mạch thấp hơn 11% so với 14% của can thiệp phẫu thuật, nhưng tỉ lệ sống sót là độc lập khơng có sự khác biệt giữa 2 nhóm [74].

Vật liệu can thiệp nội mạch có thể dùng: VXKL, Bóng Latex, GĐNM, dụng cụ chẹn cổ Trispan (Trispan neck-device), giọ kim loại, keo sinh học...Thực hiện bằng cách đưa vật liệu can thiệp vào trong túi phình qua vi ống thơng, cho đến khi túi phình tắc hồn tồn khơng cịn dịng chảy bên trong. Vật liệu can thiệp ban đầu như là khung giá bao phủ thành và cổ túi phình, các vật liệu can thiệp tiếp theo được chọn nhỏ dần để lấp đầy túi phình

Hình 1.15. Vật liệu can thiệp (Coil – hình A). Phương pháp can thiệp nút mạch trực tiếp túi phình bằng coil (hình B) và nút mạch bằng coil có hỗ trợ mạch trực tiếp túi phình bằng coil (hình B) và nút mạch bằng coil có hỗ trợ

của giá đỡ nội mạch [28]

Thời gian gần đây, một số tác giả đã sử dụng loại GĐNM bung ra chẹn túi phình (Solititaire-Covidien) giống GĐNM đơn thuần, có thể để lại lịng mạch hoặc lấy ra sau thủ thuật bằng cách cắt bằng dòng điện giống VLKL. Các tai biến có thể xẩy ra khi đặt GĐNM bao gồm: huyết khối trên thành

GĐNM, hẹp mạch mang GĐNM do lớp nội mạc phát triển bên trong, GĐNM không mở do bị xoắn hoặc gập, rách xuyên mạch.

Tai biến và biến chứng của phương pháp can thiệp nội mạch.

 Huyết khối gây tắc mạch: Biến chứng này gặp khoảng 5%. Phát hiện trên phim chụp mạch với hình ảnh khuyết (trắng) sát thành lồi vào trong lòng mạch mới xuất hiện so với phim trước đó, hoặc huyết khối lớn có thể tắc/cắt cụt nhánh mạch máu.

 Rách túi phình: Có thể xẩy ra ngẫu nhiên hay mắc phải khi luồn vi

ống thông hoặc trong quá trình thả VLKL. Phát hiện trên chụp mạch thấy thoát thuốc ra khỏi lòng mạch. Trên Lâm sàng gợi ý như huyết áp tăng đột ngột, BN tăng kích thích.

 Vòng xoắn kim loại bị duỗi, đứt và lạc chỗ.

 Co thắt mạch: Phát hiện trên phim chụp thấy mạch thn nhỏ, bờ đều, giảm lưu lượng dịng chảy dẫn đến giảm hoặc ngấm thuốc mạch phía sau muộn hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả điều trị phẫu thuật vỡ túi phình động mạch cảnh trong đoạn trong sọ (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)