Những khía cạnh cần lưu ý trong lựa chọn bệnh nhân TLT phần

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá kết quả trung hạn của phương pháp bít thông liên thất bằng coil pfm hoặc dụng cụ một cánh trong bít thông liên thất phần quanh màng (Trang 46 - 47)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN

1.2. Tổng quan về can thiệp bít TLT bằng dụng cụ qua đường ống thông

1.2.3. Những khía cạnh cần lưu ý trong lựa chọn bệnh nhân TLT phần

quanh màng bằng dụng cụ [31].

Chỉ định bít TLT được đặt ra khi lỗ thơng có shunt trái - phải đáng kể, gây giãn buồng thất trái. Đây là chỉ định hiển nhiên vì nếu TLT cịn tồn tại theo thời gian sẽ dẫn đến những biến chứng nặng nề như suy tim, tăng áp động mạch phổi, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.

Trong can thiệp bít TLT, một lỗ thơng được đánh giá là phù hợp cho bít lỗ thơng khi: Gờ động mạch chủ dài (trên 2mm), khơng có hở chủ đi kèm, ít nguy cơ chạm van nhĩ thất và van đại động mạch, ít nguy cơ tổn thương đường dẫn truyền.

Với TLT phần quanh màng, có một số trường hợp lỗ thơng lan vào một trong ba vị trí của dải cơ vách liên thất như phần phễu, cận đại động mạch hoặc buồng nhận, việc áp dụng phương pháp can thiệp gặp khó khăn do nguy cơ chạm van động mạch chủ, chạm đường dẫn truyền nhĩ thất, tổn thương van ba lá. Hiện tượng phình vách màng là yếu tố tạo thuận cho bít TLT, nhất là những trường hợp TLT có gờ động mạch chủ ngắn và sát đường dẫn truyền. Chính tổ chức phình vách màng là nơi phù hợp để đặt dụng cụ để che kín luồng thơng, khơng gây ảnh hưởng đến cấu trúc lân cận như van 3 lá hoặc đường dẫn truyền.

Hình 1.33. TLT phần quanh màng khơng có gờ động mạch chủ, có phình vách màng dạng túi được bít thành cơng bằng dụng cụ một cánh nằm trọn

trong túi phình [31].

Một vấn đề đáng lưu ý trước khi làm thủ thuật là cân nặng của bệnh nhân, thường các nghiên cứu lựa chọn cân nặng > 8kg. Trong nghiên cứu của Arora và cộng sự, thủ thuật đóng TLT bị thất bại ở 4 trường hợp bệnh nhân dưới 8 tháng tuổi với cân nặng trung bình 6,2 kg vì khơng đưa được dụng cụ qua lỗ thơng, và rối loạn huyết động trong q trình làm thủ thuật, vì vậy với

trẻ nhỏ cần phải có dụng cụ được thiết kế phù hợp. Tuy vậy có một số báo cáo gần đây đã bít thành cơng TLT ở trẻ sơ sinh với cân nặng dưới 5kg. Do đó sự cải tiến dụng cụ liên tục đã giúp cho phương pháp can thiệp được mở rộng với cả những trường hợp bệnh nhân cân nặng thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá kết quả trung hạn của phương pháp bít thông liên thất bằng coil pfm hoặc dụng cụ một cánh trong bít thông liên thất phần quanh màng (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)