Bloc nhĩ thất Có Khơng p
Nhóm trẻ em (n=284) 0% 100%
0,014
Nhóm người lớn (n= 221) 2,7% 97,3
Nhận xét: Tỷ lệ bloc nhĩ thất cấp 3 ở nhóm bệnh nhân người lớn nhiều hơn có
ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh nhân trẻ em.
* Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ shunt tồn lưu của thủ thuật:
- Loại dụng cụ: Dụng cụ Coil-pfm gây shunt tồn lưu nhiều hơn có ý nghĩa thống kê so với dụng cụ một cánh (33,9% và 19,7%). Trong đó shunt tồn lưu nhiều gây tan máu cũng xuất hiện ở nhóm bệnh nhân sử dụng Coil- pfm nhiều hơn.
- Hiện tượng phình vách màng: Phình vách màng là yếu tố làm tăng tỷ lệ shunt tồn lưu so với TLT khơng có phình vách màng (27,1% và 16,9%).
3.3. Kết quả theo dõi ngắn hạn (sau can thiệp 6 tháng)
3.3.1. Thay đổi về triệu chứng
Biểu đồ 3.6: Thay đổi về triệu chứng sau can thiệp 6 tháng
Nhận xét:
Sau can thiệp, tỷ lệ hội chứng gắng sức có xu hướng giảm nhanh hơn so với triệu chứng chậm phát triển thể chất.
3.3.2. Thay đổi về huyết động.
Biểu đồ 3.7: Thay đổi về huyết động sau can thiệp 6 tháng.
Tỷ lệ %
Nhận xét:
Sự biến đổi về mặt huyết động biểu hiện rõ nhất ở chỉ số áp lực động mạch phổi tâm thu. Sau can thiệp, chỉ số áp lực động mạch phổi tâm thu giảm dần về mức bình thường. Các thơng số Dd, Ds, EF có xu hướng ổn định sau can thiệp theo thời gian theo dõi.
3.3.3. Biến chứng.
- Chúng tôi ghi nhận một trường hợp bị tắc mạch chi dưới do viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn. Biến chứng này xảy ra sau can thiệp một tháng.
3.4. Kết quả theo dõi trung hạn (trên 12 tháng).
3.4.1. Thời gian theo dõi trung bình: 4.96 ± 2.502 (1-9 năm).
Sau can thiệp 12 tháng, có 12 bệnh nhân khơng tiếp tục tái khám theo định kỳ.
Đến khi kết thúc nghiên cứu, có thêm 33 bệnh nhân bị thất lạc không liên lạc được.