Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của thủ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá kết quả trung hạn của phương pháp bít thông liên thất bằng coil pfm hoặc dụng cụ một cánh trong bít thông liên thất phần quanh màng (Trang 96 - 99)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Kết quả sớm và các yếu tố ảnh hưởng

3.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của thủ thuật

* Các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ thành công của thủ thuật.

Bảng 3.26: Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công của thủ thuật

Yếu tố p

Cân nặng < 10kg 0,72

Kích thước gờ động mạch chủ ≥ 2mm < 0,001

Kích thước thơng liên thất phía thất phải < 5mm 0,33

Có phình vách màng 0,04

Chênh lệch kích thước dụng cụ / kích thước TLT > 150% 0,219

Tuổi < 6 tuổi 0,326

Nhận xét:

Sử dụng phương trình hồi quy đa biến để tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố lên tỷ lệ thành cơng, chúng tơi thấy yếu tố kích thước gờ động mạch chủ trên 2 mm và yếu tố có phình vách màng là những yếu tố làm tăng tỷ lệ thành cơng có ý nghĩa thống kê của thủ thuật.

* Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ Bloc nhĩ thất cấp 3 của thủ thuật:

+ Loại dụng cụ: Có sự phân bố khác nhau rõ rệt về sự xuất hiện Bloc nhĩ thất

cấp 3 ở 2 loại dụng cụ trong nghiên cứu.

Bảng 3.27: Tỷ lệ Bloc nhĩ thấp sớm ở hai loại dụng cụ

Thông số Dụng cụ một cánh (n=410) Coil-pfm (n=95) Tỷ lệ Bloc nhĩ thất cấp 3 1,7% 0% Nhận xét:

Tỷ lệ Bloc nhĩ thất cấp 3 chỉ xuất hiện ở nhóm bệnh nhân được bít bằng dụng cụ một cánh.

+ Hình dạng dụng cụ:

Bảng 3.28: Tỷ lệ Bloc nhĩ thất cấp ba theo hình dạng dụng cụ.

Thơng số Dụng cụ nở hồn tồn

(n=218)

Dụng cụ có eo thắt (n=192)

Tỷ lệ Bloc nhĩ thấp cấp 3 0% 3,6%

Ở nhóm dụng cụ một cánh có eo thắt, trung bình tỷ lệ kích thước dụng cụ/kích thước hiệu dụng của TLT (oversizing) phía bên trái là 1,36  0,26 (Min - Max = 1 - 4), phía bên phải là: 1,92  0,49 (Min - Max = 1- 4).

Nhận xét:

Trong nhóm sử dụng cụ dụng cụ một cánh, Bloc nhĩ thất cấp 3 chỉ xuất hiện ở nhóm bệnh nhân có eo thắt, tức là kích thước của dụng cụ lớn hơn kích thước hiệu dụng của TLT.

Trong số 6 trường hợp Bloc nhĩ thất cấp 3, tỷ lệ oversizing trung bình của kích thước dụng cụ bên trái/kích thước lỗ thơng bên trái = 2,14  0,72 (Min-Max = 1,33-3), kích thước thân ống dụng cụ/kích thước lỗ thơng phía thất phải = 1,38  0,29 (Min - Max = 1,11-1,75).

- Tỷ lệ bloc nhĩ thất cấp 3 ở nhóm bệnh nhân trẻ em và người lớn:

Bảng 3.29: Tỷ lệ bloc nhĩ thất cấp 3 ở nhóm bệnh nhân trẻ em và người lớn

Bloc nhĩ thất Khơng p

Nhóm trẻ em (n=284) 0% 100%

0,014

Nhóm người lớn (n= 221) 2,7% 97,3

Nhận xét: Tỷ lệ bloc nhĩ thất cấp 3 ở nhóm bệnh nhân người lớn nhiều hơn có

ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh nhân trẻ em.

* Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ shunt tồn lưu của thủ thuật:

- Loại dụng cụ: Dụng cụ Coil-pfm gây shunt tồn lưu nhiều hơn có ý nghĩa thống kê so với dụng cụ một cánh (33,9% và 19,7%). Trong đó shunt tồn lưu nhiều gây tan máu cũng xuất hiện ở nhóm bệnh nhân sử dụng Coil- pfm nhiều hơn.

- Hiện tượng phình vách màng: Phình vách màng là yếu tố làm tăng tỷ lệ shunt tồn lưu so với TLT khơng có phình vách màng (27,1% và 16,9%).

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá kết quả trung hạn của phương pháp bít thông liên thất bằng coil pfm hoặc dụng cụ một cánh trong bít thông liên thất phần quanh màng (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)