Tỷ lệ thành công, thất bại, biến chứng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá kết quả trung hạn của phương pháp bít thông liên thất bằng coil pfm hoặc dụng cụ một cánh trong bít thông liên thất phần quanh màng (Trang 85 - 89)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Kết quả sớm và các yếu tố ảnh hưởng

3.2.1. Tỷ lệ thành công, thất bại, biến chứng

- Tỷ lệ thành công chung (n= 505) là 96.6%, tỷ lệ thất bại chung là 3,4% - Tỷ lệ biến chứng chung (n=505) là 7.3%. Bảng 3.11: Tỷ lệ thành cơng và biến chứng ở các nhóm Thơng số Tỷ lệ thành công (%) p Tỷ lệ biến chứng (%) p Phình vách (N=280) 97.1 0,08 7.5 0,24 Khơng phình vách (N=225) 96 7.1 Coil-pfm (N=95) 91.6 0,03 20 0,004 Dụng cụ một cánh (N=410) 97.8 4.4

Nhận xét:

Tỷ lệ thành công về mặt thủ thuật chung là 96,6%, thất bại là 3,4%. Tỷ lệ thành cơng và biến chứng khơng có sự khác biệt giữa nhóm có phình vách màng và khơng phình vách màng. Tuy nhiên có sự khác biệt rõ về tỷ lệ thành cơng giữa nhóm Coil-pfm và dụng cụ một cánh.

Tỷ lệ thành công ở nhóm Coil-pfm thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm dụng cụ một cánh, và tỷ lệ biến chứng ở nhóm Coil-pfm cũng cao hơn.

Bảng 3.12: Mối liên quan giữa tỷ lệ thành cơng với cấu trúc phình vách màng trong nhóm bít bằng dụng cụ một cánh Thông số Tỷ lệ thành cơng (%) p Nhóm có phình vách màng (n= 220) 98,2 0.576 Nhóm khơng phình vách màng (n=190) 97,4 Nhận xét:

Ở bệnh nhân bít bằng dụng cụ một cánh, tỷ lệ thành cơng có xu hướng cao hơn ở bệnh nhân có phình vách màng kèm theo, nhưng sự khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê.

Bảng 3.13: Mối liên quan giữa tỷ lệ thành cơng với cấu trúc phình vách màng trong nhóm bít bằng Coil-pfm Thơng số Tỷ lệ thành cơng (%) p Nhóm có phình vách màng (n= 60) 93,3 0.026 Nhóm khơng phình vách màng (n=35) 88,6 Nhận xét:

Ở bệnh nhân bít bằng Coil-pfm, tỷ lệ thành cơng cao hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm có phình vách màng kèm theo, với p < 0,05.

* Mối liên quan giữa tỷ lệ thành công với gờ động mạch chủ:

Bảng 3.14: Liên quan giữa tỷ lệ thành cơng với kích thước gờ động mạch chủ

Thơng số Tỷ lệ thành công p

Gờ động mạch chủ dưới 2 mm (n= 85) 89,4%

< 0,001 Gờ động mạch chủ trên 2 mm (n=420) 98,1%

Nhận xét: Tỷ lệ thành cơng ở nhóm bệnh nhân có gờ động mạch chủ trên

2mm lớn hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm có gờ động mạch chủ ngắn dưới 2 mm.

- Trong 10 bệnh nhân có phình xoang valsava kèm theo, chúng tơi tiến hành bít thành cơng 9/10 trường hợp. Một trường hợp thất bại do Coil-pfm cố định không tốt và hở chủ.

* Mối liên quan về tỷ lệ thành cơng với cấu trúc phình vách màng ở nhóm kích thước gờ động mạch chủ dưới 2 mm và trên 2mm:

Bảng 3.15. Mối liên quan về tỷ lệ thành cơng với cấu trúc phình vách màng ở nhóm kích thước gờ động mạch chủ dưới 2 mm và trên 2mm.

Gờ động mạch chủ dưới 2 mm Thành công (%) Thất bại (%) P Phình vách màng 92,1 7,9 0,037 Khơng phình vách màng 86,4 13,6 Gờ động mạch chủ trên 2 mm Thành công (%) Thất bại (%) P Phình vách màng 99,5 0,5 0,297 Khơng phình vách màng 98,3 1,7

Nhận xét: Tỷ lệ thành cơng cao hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm bệnh nhân có

phình vách màng so với nhóm khơng có phình vách màng khi kích thước gờ động mạch chủ dưới 2 mm.

* Tỷ lệ thành cơng và thất bại ở nhóm bệnh nhân trẻ em và người lớn: Bảng 3.16: Tỷ lệ thành cơng ở nhóm bệnh nhân trẻ em và người lớn

Tỷ lệ Thành công Thất bại p

Trẻ em 96,5% 3,5%

0,287

Người lớn 96,8% 3,2%

Nhận xét: Khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ thành cơng giữa

nhóm bệnh nhân trẻ em và nhóm bệnh nhân người lớn.

* Tỷ lệ thất bại trong nghiên cứu của chúng tôi là 3,4% bao gồm:

- 2 trường hợp rơi dụng cụ: Một trường hợp dụng cụ rơi về thất phải lên động mạch phổi, một trường hợp rơi về buồng thất trái xuống động mạch chủ bụng. Hai trường hợp này đều được lấy ra thành cơng bởi thịng lọng.

- 8 trường hợp TLT phần quanh màng lan tới sát van động mạch chủ, khơng có phình vách màng. Dụng cụ bít cố định khơng tốt hoặc gây chạm van động mạch chủ. Dụng cụ được thu lại thành công.

- 1 trường hợp dụng cụ mắc vào van 3 lá gây hở van ba lá cấp  Chuyển phẫu thuật.

- 1 trường hợp dụng cụ mắc vào van động mạch chủ gây hở chủ cấp, suy tim tan máu  Chuyển phẫu thuật.

- 1 trường hợp xuất hiện Bloc nhĩ thất khi đưa dụng cụ qua ống thông  Phục hồi nhịp xoang khi thu lại dụng cụ.

- 1 trường hợp xuất hiện nhịp bộ nối khi đưa dụng cụ qua lỗ thông  Thu lại dụng cụ.

- 2 trường hợp TLT dạng ống có đường thốt gập góc  khơng đưa được ống thả dụng cụ qua lỗ thơng.

- 1 trường hợp TLT có phình xoang valsava kèm theo, dụng cụ bít làm chạm van động mạch chủ  rút dụng cụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá kết quả trung hạn của phương pháp bít thông liên thất bằng coil pfm hoặc dụng cụ một cánh trong bít thông liên thất phần quanh màng (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)