CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. Kết quả sớm và các yếu tố ảnh hưởng
3.2.2. Đặc điểm dụng cụ và số lần can thiệp
* Kích thước trung bình của dụng cụ phía thất trái và thất phải. Bảng 3.17: Kích thước trung bình của dụng cụ bít
Kích thước Phía thất trái (mm)
(Min - Max) Phía thất phải (mm) (Min - Max) Dụng cụ một cánh 9.7 ± 3.07 (6 - 26) 7.7 ± 3.07 (4 - 24) Coil-pfm 10,64 ± 2,53 (6-16) 6,41 ± 1,02 (4-10) Nhận xét:
Trong nghiên cứu của chúng tơi, dụng cụ một cánh có kích thước lớn nhất và nhỏ nhất được sử dụng lần lượt là 26x24 mm và 6x4 mm. Coil-pfm được sử dụng có kích thước lớn nhất là 16x8 mm, nhỏ nhất là 6x4 mm.
* Loại dụng cụ:
Ở nhóm bệnh nhân được sử dụng dụng cụ một cánh, tỷ lệ dụng cụ của
Amplatzer là, dụng cụ Cocoon là, dụng cụ Seacare là: 95 bệnh nhân (23,2%), 89 bệnh nhân (21,7%) và 227 bệnh nhân (55,1%).
* Số lần can thiệp:
Có 499/505 bệnh nhân được tiến hành can thiệp 1 lần, có 6/505 bệnh nhân phải tiến hành can thiệp thì 2.
Đại đa số bệnh nhân (98,8%) được tiến hành can thiệp một lần. Có 6 bệnh nhân phải can thiệp thì 2 bao gồm 4 trường hợp bít shunt tồn lưu nhiều không đáp ứng với điều trị nội khoa sau can thiệp lần thứ nhất, có 2 trường hợp bệnh nhân bị rơi dụng cụ (Coil-pfm) phải tiến hành can thiệp lần 2 lấy dụng cụ ra bằng thòng lọng.
* Số lượng dụng cụ:
Có 501/505 bệnh nhân được sử dụng 1 dụng cụ, có 4/505 bệnh nhân được dùng nhiều hơn 1 dụng cụ. Một bệnh nhân được dùng 2 dụng cụ một cánh, 2 bệnh nhân được dùng một dụng cụ một cánh và một Coil-pfm, một bệnh nhân được dùng 1 dụng cụ một cánh và 2 Coil-pfm.