Tác động của truyền thông xã hội và phƣơng pháp xử lý tình huống

Một phần của tài liệu An ninh truyền thông (Trang 40 - 41)

2. Mạng xã hộ i nguy cơ và góc nhìn quản lý

2.2. Tác động của truyền thông xã hội và phƣơng pháp xử lý tình huống

Internet cung cấp cho các phong trào chính trị những phương tiện như:

- Thu thập thông tin, - Công bố thông tin, - Đối thoại và tranh luận,

- Phối hợp hành động với những người/nhóm cùng quan điểm, - Vận động lãnh đạo thảo luận trực tuyến với nhân dân.

Để có phương án phản ứng phù hợp, chính phủ có thể phải can thiệp nhằm làm dịu hay thậm chí dập tắt phong trào phản kháng. Tuy nhiên, các biện pháp đáp trả phải khả thi, xét về tình hình chính trị xã hội, áp lực quốc tế, tình hình

kinh tế của đất nước, khả năng cơng nghệ hoặc sức nóng của cuộc biểu tình.

Một trong những biện pháp cơ bản của chính phủ là ngắt kết nối Internet hoặc cấm truy cập những trang web liên quan. Ở Ai Cập, cách này gây ra nhiều bất cập, khi chặn các mạng xã hội gây ra chỉ trích gay gắt của quốc tế, gây ra căng thẳng trong hợp tác quốc tế và làm suy yếu chế độ, đồng thời còn dẫn đến tổn thất tài chính cho nền kinh tế và giảm tỷ lệ ủng hộ trong nước cho Chính phủ của ơng Mubarak. Cơng nghệ ngăn chặn các mạng xã hội khơng có hoặc có rất ít hiệu quả, vì có nhiều cách để vượt qua như sử dụng các máy chủ trung gian (proxy) ở Tunisia. Chặn kết nối Internet cũng gây khó khăn cho điều tra, đánh giá tình trạng bất ổn và tìm nguồn gốc, dấu vết của thủ phạm và nguồn hỗ trợ từ các quốc gia, tổ chức thù địch. Chính phủ có thể phản ứng diễn biến bạo loạn

một cách hợp lý, như hạn chế một số hoạt động trực tuyến, theo dõi tình trạng bất ổn, thu thập thơng tin về người kích động bạo loạn... Ví dụ, trong trường hợp bạo loạn ở Anh năm 2011, kết quả thu thập thông tin, dấu vết trên truyền thông xã hội đã được sử dụng để truy tố một số thủ phạm tham gia kích động, tổ chức bạo loạn. Dữ liệu thu thập được trong truyền thơng xã hội cịn để xác định quy mô và điều động lực lượng an ninh phù hợp bảo vệ hoặc giải tán tụ họp lượng lớn người dân, hoặc để bảo vệ một đối tượng/cơng trình.

Phân tích ở trên thêm một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của truyền thông xã hội và cách thức ứng xử hợp lý từ góc nhìn quản lý cho các bất ổn trong xã hội có sử dụng phương tiện truyền thông này.

Một phần của tài liệu An ninh truyền thông (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)