- Vụ tình báo mạng Trung quốc cài phần mềm gián điệp, lấy cắp dữ liệu:
5. SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ CAO THỰC HIỆN TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC TRUYỀN THÔNG
5.1.4.TỘI PHẠM XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Mặc dù hầu hết các nước trên thế giới đều đã tham gia ký kết điều ước quốc tế về chống vi phạm bản quyền, nhưng đang tồn tại những quan niệm khác nhau về mức độ hình phạt đối với các hành vi sử dụng, sao chép, sản xuất phần mềm khơng có bản quyền.
Tuy nhiên, việc cụ thể hóa bằng những điều khoản của luật pháp mỗi nước có sự khác nhau, nên đây vẫn thực sự là một vấn nạn, nhất là ở những
nước đang phát triển. Sự giảm giá nhanh chóng của các thiết bị sao chép đã làm cho vấn đề trở nên rất phức tạp và dường như không thể kiểm soát nổi ở nhiều nước trên thế giới. Chỉ cần 200 USD mua đầu đọc/ghi đĩa CD là có thể thành lập “trung tâm” phát hành đĩa lậu. Việt Nam đã ký các công ước quốc tế về bảo vệ bản quyền phần mềm, nhưng cũng giống như các khu vực khác, vấn đề xâm phạm bản quyền phần mềm còn khá phổ biến. Để đấu tranh làm giảm tình trạng trên, cần tăng cường cơng tác quản lý, kiểm
tra và đăng ký bảo vệ bản quyền, nhất là những sản phẩm phần mềm, sản phẩm kỹ thuật số và sở hữu trí tuệ. Cơng tác phát hiện những vi phạm bản quyền khơng khó, nhưng địi hỏi phải có một chế tài đủ mạnh để đấu tranh với loại tội phạm mới này. Thủ đoạn phổ biến hiện nay là sao chép các tác phẩm văn học, nghệ thuật, bài hát, phim ảnh, phần mềm… khơng có bản quyền từ các website trên internet (các tác phẩm có nguồn gốc bất hợp pháp, được phát tán lên các website). Thủ phạm chỉ cần một máy ghi đĩa đặt trong phòng ngủ là
có thể sản xuất ra hàng loạt đĩa CD, DVD đem bán ra thị trường với giá rẻ bất ngờ chỉ 10.000 đồng một đĩa hoặc làm chế bản để in thành sách lậu, thậm chí tiếp tục phát tán để cộng đồng mạng được tự do sử dụng vi phạm bản quyền. Một số công ty sản xuất điện thoại di động nổi tiếng cũng sao chép bất hợp pháp các bài hát, ảnh, videoclip làm nhạc chng, nhạc chờ, hình nền cho máy điện thoại di động để bán ở Việt Nam đã bị xử lý.
Các ứng dụng vi phạm bản quyền trực tuyến:
- Cỗ máy tìm kiếm có dịch vụ tạo điều kiện truy cập đường link đến nội dung vi phạm, được lưu trữ trên máy chủ ở các dịch vụ khác, như Blog, diễn đàn, mạng xã hội và mục âm nhạc, phim trực tuyến…)
- Trang web, trang WAP (cho phép download/upload phim, nhạc, tài liệu), - Diễn đàn, Blog, có các chức năng chia sẻ của cộng đồng ảo,
- Các ứng dụng chia sẻ tệp, như P2P, BT, FTP, eMule…
- Các ứng dụng điện thoại di động, như iOS, Android, Symbian, MW... (định vị từ xa /cơng nghệ điện tốn đám mây),
- Các dịch vụ nặc danh đưa tệp tin của cá nhân người sử dụng lên lưu trữ trên máy chủ, có đường link tới các diễn đàn/blog trực tuyến,
- Vi phạm bản quyền nội dung không qua máy chủ (nội dung vi phạm lưu
trong máy tính cá nhân người sử dụng),
- Các mạng lưới chia sẻ tệp tin P2P.
Thống kê doanh thu tồn cầu ngành cơng nghiệp âm nhạc từ 1997 đến 2009
đã giảm khoảng 30%, vì nhạc số miễn phí thay thế cho doanh số bán hàng hữu hình (ước tính 95% âm nhạc tồn cầu được tải xuống là vi phạm bản quyền):