Hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trên mạng Internet

Một phần của tài liệu An ninh truyền thông (Trang 33 - 35)

1. Chiến tranh mạng

1.3. Hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trên mạng Internet

Mạng Internet là công cụ rất thuận lợi cho các hoạt động do thám, thu thập tin tức tình báo của đối phương trên các lĩnh vực an ninh quốc phòng và kinh tế của nước ta.

Đặc biệt Việt Nam chính thức nối mạng Internet từ năm 1997 cũng không thể tránh khỏi những đe dọa từ Internet, đặc biệt đối với những tổ chức, cơ quan nhà nước là nơi tập trung và xử lý nhiều thơng tin quan trọng liên quan đến chính trị, kinh tế và văn hố của đất nước. Đến tháng 1/2010 Việt Nam đã có số thuê bao Internet đạt 23068441, chiểm 26.89 % dân số. Đây là mạng trao đổi thông tin điện tử lớn nhất từ trước đến nay. Internet phát triển ở Việt Nam đã làm xuất hiện một loại tội phạm mới- tội phạm máy tính (cịn gọi là Hacker hay tội phạm công nghệ cao.

Trong thời gian qua, lợi dụng sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình dịch vụ thơng tin trên Internet, các thế lực thù địch đã và đang tiếp tục gia tăng các hoạt động chống đối xâm phạm An ninh quốc gia với nhiều phương thức thủ đoạn, nội dung mới ngày càng trở nên tinh vi và quyết liệt hơn.

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hiện có khoảng 400 tổ chức phản động người Việt lưu vong đang sử dụng Internet như một phương tiện chống phá Đảng và Nhà nước ta như: Nhà nước Việt Nam tự do, Tổ chức Phục hưng Việt Nam, Tập hợp thanh niên dân chủ, Tập hợp Dân chủ đa nguyên, Khối

8406...

Có khoảng 380 báo, tạp chí và 60 đài phát thanh tiếng Việt cùng nhiều hãng thông tấn ở nhiều quốc gia, tổ chức tôn giáo đã lập trang web để tuyên truyền chống phá như: "Thông điệp xanh" ở CHLB Đức; "Thông luận", "Việt nam", "Ý kiến", "Câu lạc bộ dân chủ" ở Mỹ...

Về nội dung: Ngoài những chiêu bài tuyên truyền phản động truyền thống như: chống phá học thuyết Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, bơi nhọ hình ảnh, uy tín của các cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng, nhà nước...

Gần đây, các thế lực thù địch đã phát tán trên Internet những nội dung tuyên truyền mới như: tuyên truyền kích động khiếu kiện liên quan đến đất đai, chính sách quản lý, các dạng tin đồn về việc bố trí cán bộ cấp cao của Đảng và

Nhà nước, tin về tham nhũng, tiêu cực trong bộ máy nhà nước, giả mạo bài viết của các đồng chí cán bộ cấp cao đã về hưu. Nhân dịp các sự kiện lớn của đất nước, các sự kiện nhạy cảm về ngoại giao như Việt nam ra nhập WTO, hội nghị ASEM5, rước đuốc Olympic, đại lễ Phật đản, các thế lực thù địch đã tung lên Internet nhiều tin, bài, ảnh sai sự thật, kích động biểu tình, gây hoang mang trong quần chúng nhân dân, chia rẽ đoàn kết nội bộ, mặt khác gây mết ổn định chính trị, trật tự an tồn xã hội, hạ thấp uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Bên cạnh những tin tức phản động mang tính chất "rời rạc", các thế lực thù địch còn xây dựng nhiều chương trình, chiến dịch tung tin một cách ồ ạt qui mô lớn như: Chiến dịch "Chuyển lửa về quê nhà" " Chuyển tin tức về Việ nam", "Diễn biến hịa bình"...

Về thủ đoạn: Tất cả những thông tin kể trên được các thế lực thù địch,

thực hiện thông qua dịch vụ Internet như: Website (trang tin điện tử), Forum (diễn đàn trên mạng), Email (thư điện tử), VoiIP, Internet thoại trên Internet),

chat text, chat hình (dịch vụ trao đổi thơng tin, hình ảnh trực tuyến trên mạng Internet) và gần đây là weblog (trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ nhật ký trực tuyến - blog)

Internet được các thế lực thù địch bên ngoài sử dụng như một phương tiện chống phá Việt Nam Việt nam , trên các trang web chúng sử dụng các tiện ích về âm thanh, hình ảnh, video clip để truyền tải, tán phát các vấn đề nóng trong xã hội, khơi gợi các yếu tố tự do dân chủ để xun tạc tình hình xã hội, chính trị, kinh tế của Việt nam như: đài RFA, BBC (phiên bản tiếng Việt), ý

kiến, tự do ngôn luận, chân trời mới...

Một số tiện ích khác của Internet cũng được các thế lực thù địch bên ngoài triệt để lợi dụng như: dịch vụ điện thoại qua Internet, trò chuyện trực tuyến, tin nhắn.

Một số tổ chức, cá nhân thiết lập các "chat room" cơng khai hoặc bí mật trên dịch vụ trị chuyện trực tuyến của Yahoo, Paltalk, Skyper... để trao đổi tình hình, quan điểm và thơng tin với nhau.

Một số tổ chức còn lợi dụng mạng Internet để tán phát tài liệu có nội dung xấu vào hàng trăm, hàng ngàn lượt địa chỉ email trong nước mỗi ngày. Chúng tìm mọi cách thu thập và gửi vào bất cứ địa chỉ nào của tổ chức hay cá nhân (người Việt Nam hay người nước ngoài ở Việt Nam) những tài liệu có nội dung xấu mà trước kia chúng ta chưa có cơng cụ kỹ thuật nào sàng lọc, ngăn chặn được.

Một phần của tài liệu An ninh truyền thông (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)