Tình hình ngộ độc nấm độc ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đặc điểm ngộ độc do ăn nấm độc và hiệu quả một số giải pháp can thiệp tại tỉnh sơn la (Trang 39 - 42)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.2. Thực trạng ngộ độc thực phẩm và ngộ độc do nấm

1.2.3. Tình hình ngộ độc nấm độc ở Việt Nam

Nghiên cứu về ngộ độc do nấm độc tại Việt Nam cũng được quan tâm song các nghiên cứu riêng lẻ thì khơng nhiều, chủ yếu là các nghiên cứu qua giám sát ngộ độc chung hàng năm, trong đó có ngộ độc do nấm độc. Các nghiên cứu đều cho thấy ngộ độc do nấm thường có tỷ lệ tử vong cao [1], [2], [3]. Trong thời gian từ 1999-2004 cả nước có 73 vụ ngộ độc do nấm độc chỉ chiếm 5,8% số vụ ngộ độc chung. Số người mắc 368 chỉ chiếm 1,3%, song người tử vong 15,3% [1].

Các tỉnh miền núi phía Bắc là nơi xảy ra nhiều nhất các vụ ngộ độc do nấm độc với số vụ là 37/73 vụ (chiếm 50,7%) số vụ ngộ độc do nấm độc trong cả nước với số người bị ngộ độc nhiều nhất (196/368 người, chiếm 53,3%). Đối tượng bị ngộ độc do nấm chủ yếu là đồng bào người dân tộc, đặc biệt là người H'mơng. Họ chưa có thói quen ăn các loại rau, quả tự gieo trồng mà thường xuyên ăn các loại rau quả mọc tự nhiên, đặc biệt là nấm. Hơn nữa việc phân biệt giữa nấm độc với nấm khơng độc cịn hạn chế đối với họ. Do địa hình đồi núi phức tạp nên việc phát hiện, sơ cứu, cấp cứu khi có ngộ độc xảy ra rất khó khăn và khơng kịp thời. Mặt khác, trình độ chun mơn của các cán bộ y tế ở đây cịn hạn chế. Họ chưa có kinh nghiệm cũng như chưa được tập huấn trong việc cấp cứu những trường hợp ngộ độc do nấm độc hay các thực phẩm độc khác. Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được triển khai rộng rãi đến những nơi này, hoặc có cũng chỉ bằng tiếng kinh nên người dân ở đây, đặc biệt những người dân tộc rất khó tiếp cận các thông tin này [1], [2]. Trong thời gian từ năm 2011 đến 2015, theo báo cáo của cục ATTP, tổng số có 94 vụ ngộ độc do nấm độc với 445 người mắc và 33 người tử vong [3], số liệu được chi tiết tại bảng 1.2.

Bảng 1.2. Báo cáo thống kê về tình hình ngộ độc do ăn phải nấm độc giai đoạn 2011-2015 TT Chỉ số Kết quả giám sát Tổng số 2011 2012 2013 2014 2015 1 Vụ ngộ độc 12 20 11 25 26 94 2 Mắc 36 105 57 131 116 445 3 Chết 2 5 6 13 4 30 4 Đi viện 34 98 50 124 111 417

Hiện nay các cơng trình nghiên cứu về nấm độc ở nước ta cịn rất ít. Các nghiên cứu thường được quan sát với số liệu ngộ độc chung. Đường Công Lự và Phan Văn Hùng nghiên cứu hồi cứu hồ sơ điều tra ngộ độc thực phẩm trong năm 2000 và 8 tháng đầu năm 2001 tại Hà Tĩnh, cho kết quả có 20 vụ ngộ độc, 208 người bị ngộ độc, 14 người tử vong, nguyên nhân có 25% do thực phẩm có độc [90]. Hồi cứu tình hình ngộ độc thực phẩm từ năm 1997 đến 31/05/2001 tại Tuyên Quang cho thấy - nguyên nhân tử vong do nấm độc là 42,8% [6]. Hồng Lệ Thi khảo sát tình trạng ngộ độc thực phẩm 2 năm 1999-2000 tại Ninh Bình cho kết quả năm 1999 có 11,62% và năm 2000 5,79% nguyên nhân là thực phẩm có độc tố tự nhiên [7]. Hồng Tiến Cường nghiên cứu 37 vụ ngộ độc trên địa bàn tỉnh Nam Định từ năm 2000-2002 với 524 người mắc, 6 người tử vong có 27% nguyên nhân là do thực phẩm có chất độc tự nhiên, tuy nhiên vẫn còn 21,2% khơng tìm được ngun nhân [91]. Đặng Oanh nghiên cứu tại các tỉnh Tây Nguyên năm 2004 cho thấy nguyên nhân do thực phẩm có độc tới 1,2% [19]. Trần Thị Thảnh nghiên cứu ngộ độc thực phẩm tại Tiền Giang chỉ ra nguyên

nhân do thực phẩm có độc tự nhiên (24,63%) [92]. Nhiều tác giả khác nghiên cứu cho những tỷ lệ ngộ độc nguyên nhân do nấm độc hoặc độc tố tự nhiên khác nhau: 10,72% tại Bắc Ninh [93], 26,4% tại Bình Dương [94].

Năm 2007 - 2012 trung tâm Phòng chống nhiễm độc, học viện Quân Y (HVQY) có thực hiện các đề tài nghiên cứu nấm độc tại Hà Giang (phát hiện có 9 lồi nấm độc) [97], Bắc Kạn (phát hiện có 10 lồi nấm độc) [96], [25]. Nghiên cứu của Nguyễn Tiến Dũng cho thấy trong 7 năm tại Cao Bằng xảy ra 29 vụ ngộ độc nấm với 81 bệnh nhân ở 11/12 huyện. Tác giả đã đề xuất giải pháp can thiệp là tuyên truyền giáo dục dự phòng ngộ độc nấm độc và nâng cao trình độ chẩn đốn cấp cứu và điều trị ngộ độc nấm cho cán bộ với việc xây dựng tranh và tờ rơi với hình ảnh nấm độc mọc tại Cao Bằng [98]. Kết quả nghiên cứu cho thấy cùng một lồi nấm độc nhưng mọc ở vùng có khí hậu, thổ nhưỡng khác nhau thì sự phân bố, hình dạng, độ lớn, độc tính... cũng khác nhau [95],[96],[98].

- Tình hình ngộ độc nấm tại tỉnh Sơn La

Sơn La là tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc với địa hình chia cắt phức tạp, núi đá cao xen lẫn đồi, thung lũng lịng chảo, là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, điều kiện kinh tế cịn hết sức khó khăn [20]. Theo số liệu thống kê trong khoảng 10 năm trở lại đây Sơn La cũng là một trong số những tỉnh xảy ra nhiều vụ ngộ độc do ăn phải nấm độc và số người tử vong rất cao, các vụ ngộ độc do ăn phải nấm độc xuất hiện ở tất cả các huyện, thị của tỉnh Sơn La. Trong số các vụ ngộ độc nấm thường xảy ra ở vùng đồng bào dân tộc ít người, dân trí thấp, đời sống người dân cịn gặp nhiều khó khăn và để lại hậu quả rất nặng nề [99]. Đồng thời Sơn La cũng là tỉnh chưa có một nghiên cứu chuyên sâu nào về những vấn đề liên quan đến ngộ độc do ăn phải nấm độc.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đặc điểm ngộ độc do ăn nấm độc và hiệu quả một số giải pháp can thiệp tại tỉnh sơn la (Trang 39 - 42)