Chương 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối với nghiên cứu cắt ngang
2.1.1.1. Đối với nấm độc
Tiêu chuẩn lựa chọn: Những loài nấm độc hiện tại các địa bàn có bệnh nhân
xảy ra ngộ độc nấm độc trong giai đoạn từ năm 2013 – 2015 tại tỉnh Sơn La.
2.1.1.2. Đối với bệnh nhân ngộ độc nấm
- Bệnh nhân trong các bệnh án về ngộ độc thực phẩm do ăn phải nấm độc trên địa bàn tỉnh Sơn La, được nhập viện tại bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La và bệnh viện đa khoa tuyến huyện của 11 huyện.
- Được bệnh viện chẩn đoán là ngộ độc thực phẩm và điều trị ngộ độc thực phẩm do nấm dựa vào các tiêu chí sau:
+ Dựa vào bệnh sử bệnh nhân có ăn nấm. + Dấu hiệu lâm sàng:
* Triệu chứng ngộ độc đầu tiên là rối loạn tiêu hóa (buồn nơn, nôn mửa, ỉa chảy, đau bụng) với thời gian xuất hiện khác nhau sau ăn nấm.
* Các bệnh nhân có triệu chứng đến sớm trong 3 giờ, khơng có các triệu chứng gan, thận thường là ngộ độc nhẹ hoặc trung bình.
* Các triệu chứng đến muộn sau 6 giờ, có viêm gan, suy thận là các ngộ độc nấm nặng và đe doạ tính mạng; (hoặc người bệnh ăn nhiều loại nấm và xuất hiện triệu chứng sớm cũng có thể nặng gây tử vong).
- Xét nghiệm máu:
* Xác định độc tố có độc tố nấm (amatoxin) trong máu.
* Xét nghiệm sinh hóa: men gan tăng cao có thể suy thận, rối loạn đông máu…
- Bệnh nhân bị ngộ độc nấm có trong hồ sơ quản lý và giám sát về ngộ độc của các xã.
- Thời gian nằm viện của bệnh nhân: trong giai đoạn từ 2004 - 2013.
- Loại trừ: Bệnh nhân bị ngộ độc nấm do ăn phải nấm độc ở nơi khác và được chuyển đến các bệnh viện đa khoa thuộc tỉnh Sơn La.
2.1.1.3. Đối với người dân
- Sống tại các xã đã được chọn mẫu (có bệnh nhân bị ngộ độc năm 2004- 2013).
- Tuổi: 18 tuổi trở lên.
- Có khả năng trả lời được các câu hỏi phỏng vấn.
- Chịu trách nhiệm chính/ thường xuyên chuẩn bị bữa ăn cho gia đình.
2.1.1.4. Đối với cán bộ Y tế: Là cán bộ y tế tại tỉnh Sơn La (cán bộ công tác tại
bệnh viện đa khoa tỉnh/huyện; Trung tâm y tế huyện, Trạm y tế xã) nơi có bệnh nhân ngộ độc nấm trong thời gian trên.