Phương pháp và công cụ thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đặc điểm ngộ độc do ăn nấm độc và hiệu quả một số giải pháp can thiệp tại tỉnh sơn la (Trang 63 - 66)

Chương 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4. Phương pháp và công cụ thu thập thông tin

2.4.1. Phương pháp và công cụ thu thập thông tin cho mục tiêu 1

- Đối với điều tra bệnh nhân bị ngộ độc: Sử dụng phương pháp Hồi cứu

số liệu sẵn có với cơng cụ là bệnh án điều tra số liệu sẵn có (phụ lục 1).

- Đối với điều tra về nấm độc: Dùng phương pháp Quan sát với công cụ là

Phiếu điều tra nấm độc (phụ lục 615) và các công cụ quan sát nấm (phụ lục 7). Sử dụng phương pháp điều tra: thu thập, lưu trữ, phân tích và định loại nấm của GS.TSKH Trịnh Tam Kiệt [22] như sau:

Bước 1: Thu thập nấm

- Lập danh sách các xã đã từng xảy ra ngộ độc nấm trên địa bàn tỉnh Sơn La. - Đến các gia đình bị ngộ độc nấm độc xác định các vị trí đã hái nấm.

- Đến vị trí hái nấm đã xác định ở trên và xác định tọa độ bằng máy định vị Trimble JUNO SB.

- Lấy mẫu nấm theo quy định [22], ghi chép các thông tin về số liệu, ngày lấy, người lấy và địa điểm lấy.

- Ghi chép phiếu điều tra về các đặc điểm hình thái của nấm (màu sắc, mặt mũ nấm và các phần phụ…).

- Chụp ảnh và quay phim rồi gói nấm theo quy định gửi về phịng thí nghiệm..

Bước 2: Xử lý mẫu tạm thời trong phịng thí nghiệm

- Mơ tả, ghi chép các đặc điểm của nấm theo phiếu điều tra: kích thước, hình dạng, màu sắc, các đặc điểm của mặt mũ, mép mũ, bào thể, bụi bào tử, cuống nấm, thịt nấm…

Bước 3: Phân tích nấm

- Dùng các phương pháp phân tích các đặc điểm nấm theo mẫu phiếu điều tra bao gồm các nội dung: loài, số hiệu; tên địa phương, giá thể, địa điểm, ngày thu; người thu, người xác định; mũ nấm; mô nấm; bào thể (phiến, ống…); cuống; bụi bào tử; bào tử; đảm nang); liệt bào; lông cứng; sợi nấm; trữ lượng; công dụng và đặc điểm sinh học phân tử (nếu có).

Bước 4: Định loại nấm

- Sử dụng các tập mẫu chuẩn nhằm so sánh và đưa ra thông tin cụ thể về nấm theo Trịnh Tam Kiệt [22].

- Loài nấm được xác định theo phương pháp Trịnh Tam Kiệt và xác định dựa theo các đặc điểm riêng về hình thái, bào tử, phản ứng với hóa chất khi đối chiếu với mẫu nấm chuẩn. Các đặc điểm cần mô tả như:

- Đặc điểm hình thái riêng từng bộ phận của nấm trưởng thành:

Mũ nấm: hình dáng (hình nón, hình phễu, hình chng, hình quạt, hình bán cầu,…), màu sắc, phân bố màu, độ lớn, đặc điểm mũ (nhầy dính, khơ nhẵn, mũ bị xẻ, thịt nấm,…), vẩy mũ (màu sắc, cách sắp xếp vảy, có sợi tơ,…).

Phiến nấm: màu sắc, dạng phiến (thẳng, xếp song song, lưới, xốp, tổ ong, gắn với cuống, treo tự do), màu bào tử khi làm dấu ấn bào tử (spore print) trên giấy màu.

Cuống nấm (nếu có): dạng cuống (đơn, búi từ một gốc), màu sắc, vòng cuống (dạng màng, dạng nhẫn, màu), chân cuống, bao gốc (hình đài hoa, dạng gờ, màu), kích thước cuống, đổi màu khi gãy, đặc điểm riêng khác.

- Đặc điểm riêng từng bộ phận của nấm non: đặc điểm mũ nấm, hình dáng, màu sắc, đặc điểm cuống (nếu có).

- Dạng nấm mọc: mọc thành từng đám, mọc riêng rẽ đơn chiếc, mọc từ một cuống chung hay các cuống khác nhau,...

- Nghiên cứu bào tử nấm dưới kính hiển vi (soi tươi và nhuộm tiêu bản bào tử bằng NH4OH 2,5% và thuốc thử Melzer) về cấu trúc, hình dáng, kích thước, màu sắc,... Đối chiếu với mẫu bào tử chuẩn đặc trưng của loài, để phân biệt một số loài cùng chi và có hình thái giống nhau.

- Dựa vào phản ứng đặc trưng với hố chất của một số lồi có hình thái và bào tử nấm giống nhau. Ví dụ: Lồi nấm độc tán trắng (Amanita verna) rất giống với lồi nấm độc trắng hình nón (Amanita virosa) cả về hình thái và bào tử. Điểm khác biệt giữa hai loài nấm này là loài nấm Amanita virosa cho màu vàng khi nhỏ dung dịch KOH 5% lên mũ hoặc cuống nấm trong khi đó lồi Amanita verna

không chuyển màu. Sử dụng giấy thử test Weiland để sơ bộ nhận dạng ban đầu phân biệt lồi nấm có chứa độc tố amatoxin thường gây chết người với các loài nấm ăn được nhưng có hình thái giống nhau.

- Đối với người dân: Phỏng vấn trực tiếp theo Phiếu điều tra kiến thức thực

hành nhận biết và phòng chống ngộ độc thực phẩm do nấm độc [112] của người dân trên địa bàn nghiên cứu (phụ lục 5).

- Đối với cán bộ Y tế: Phỏng vấn trực tiếp cán bộ y tế với công cụ là Phiếu

điều tra kiến thức thực hành nhận biết về ngộ độc thực phẩm do nấm độc (phụ lục 4).

2.4.2. Phương pháp và công cụ thu thập thông tin cho mục tiêu 2

- Dùng phương pháp phỏng vấn trực tiếp theo Phiếu điều tra kiến thức thực hành nhận biết và phòng chống ngộ độc thực phẩm do nấm độc như đã sử dụng cho mục tiêu 1.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đặc điểm ngộ độc do ăn nấm độc và hiệu quả một số giải pháp can thiệp tại tỉnh sơn la (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)