Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đặc điểm ngộ độc do ăn nấm độc và hiệu quả một số giải pháp can thiệp tại tỉnh sơn la (Trang 51 - 52)

Chương 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.2.1. Địa điểm nghiên cứu: Tại tỉnh Sơn La.

Một vài nét về địa điểm nghiên cứu: Sơn La là tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam, tỉnh có diện tích 14.125 km² chiếm 4,27% tổng diện tích Việt Nam, đứng thứ 3 trong số 63 tỉnh thành phố. Địa giới: phía bắc giáp các tỉnh Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu; phía đơng giáp các tỉnh Phú Thọ, Hồ Bình; phía tây giáp với tỉnh Điện Biên; phía nam giáp với tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Huaphanh (Lào); phía tây nam giáp tỉnh Luangprabang (Lào). Sơn La có đường biên giới quốc gia dài 250 km, chiều dài giáp ranh với các tỉnh khác là 628 km. Toàn tỉnh có 12 đơn vị hành chính: 1 thành phố (thành phố Sơn la), và 11 huyện (Bắc Yên, Mai Sơn, Mộc Châu, Mường La, Phú Yên, Quỳnh Nhai, Sông Mã, Sông Cốp, Thuận Châu, Vân Bồ, Yên Châu). Dân số tồn tỉnh Sơn La có 1.195.107 người. với 12 dân tộc. Tỉnh Sơn La có tổng số 204 đơn vị cấp xã bao gồm 7 phường, 8 thị trấn và 189 xã. Dân số mỗi xã khoảng từ 3000 đến 8200 người [20].

- Lý do chúng tơi chọn tỉnh Sơn La để nghiên cứu vì:

+ Theo giám sát về ngộ độc thực phẩm thì Sơn La cũng là 1 trong các tỉnh thường xuyên xảy ra các vụ ngộ độc do nấm độc [1],[2], [3].

+ Được cán bộ địa phương và nhân dân nhiệt tình ủng hộ.

Nghiên cứu đã được thực hiện tại 25 xã (phụ luc 6) và 12 bệnh viện, bao gồm: Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La và 11 bệnh viện đa khoa tuyến huyện thuộc tỉnh Sơn La, đó là bệnh viện Quỳnh Nhất, Quỳnh Nhai, Mường La, Thuận Châu, Phú Yên, Bắc Yên, Mai Sơn, Sông Mã, Yên Châu, Mộc Châu,

Sốp Cốp, Vân Hồ.

()

2.2.2. Thời gian nghiên cứu:

Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 1/2013 đến tháng 12/2016. Chi tiết thời gian thực hiện như sau:

Bảng 2.1: Thời gian thực hiện nghiên cứu tại địa phương

TT Thời gian Hoạt động

1 1/2013 Giới thiệu nghiên cứu với chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan; chuẩn bị thực địa nghiên cứu.

2 Từ tháng 2/ 2013 đến tháng 12/2013

Nghiên cứu cắt ngang: lựa chọn đối tượng tham gia nghiên cứu, điều tra thực trạng các loại nấm độc ở Sơn La, ngộ độc do nấm và kiến thức của người dân và cán bộ Y tế. 3 1/2014 Tập huấn can thiệp cho nhóm nghiên cứu. 4 11/2014 – 12/2015 Tiến hành can thiệp tại cộng đồng.

5 12/2015 Điều tra sau can thiệp.

6 5/2015 – 12/2016 Phân tích số liệu, viết báo cáo, báo cáo nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đặc điểm ngộ độc do ăn nấm độc và hiệu quả một số giải pháp can thiệp tại tỉnh sơn la (Trang 51 - 52)