Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.2. Thực trạng ngộ độc thực phẩm và ngộ độc do nấm
1.2.4. Đặc điểm và triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của ngộ độc nấm
Ngộ độc do ăn phải nấm độc được xếp vào loại ngộ độc cấp tính nguyên nhân được xác định do trong nấm độc có độc tố tự nhiên.
Chẩn đoán ngộ độc nấm dựa vào các yếu tố sau:
1.2.4.1. Yếu tố dịch tễ
- Dựa vào bệnh sử bệnh nhân có ăn nấm.
- Mùa vụ, thời tiết: Xảy ra nhiều nhất vào mùa xuân, vào đầu hè sau một, hai ngày sau những cơn mưa.
- Thường xảy ra đối với đồng bào dân tộc: Tày, Nùng, Dao, H’Mông..., và ở tất cả các lứa tuổi.
- Thường xảy ra tại bữa ăn gia đình.
- Thói quen sử dụng nấm: Do người dân và cán bộ Y tế hầu hết không xác định được loài nấm gây ngộ độc hoặc nhầm lẫn giữa loài nấm ăn được và nấm độc.
- Tỷ lệ tử vong cao.
1.2.4.2. Triệu chứng lâm sàng
- Triệu chứng ngộ độc đầu tiên là rối loạn tiêu hóa (buồn nơn, nơn mửa, ỉa chảy, đau bụng) với thời gian xuất hiện khác nhau sau ăn nấm.
- Các bệnh nhân có triệu chứng đến sớm trong 3 giờ, khơng có các triệu chứng gan, thận thường là ngộ độc nhẹ hoặc trung bình.
- Các triệu chứng đến muộn sau 6 giờ, có viêm gan, suy thận là các ngộ độc nấm nặng và đe dọa tính mạng.
- Tuy nhiên, cần đề phịng nếu người bệnh ăn nhiều loại nấm và xuất hiện triệu chứng sớm cũng có thể nặng gây tử vong.
- Tiên lượng bệnh nhân: nếu không phát hiện và cấp cứu kịp thời bênh nhân có thể bị tử vong. Vấn đề theo dõi và xử lý các trường hợp bệnh nhân ngộ độc do ăn phải nấm độc của cán bộ điều trị Y tế các tuyến (tỉnh, huyện,
xã) cịn hạn chế và chưa có kinh nghiệm nên nhiều bệnh nhân chuyển đến tuyến trên thì đã q muộn khơng thể cứu chữa được nữa.
1.2.4.3. Xét nghiệm cận lâm sàng
- Xét nghiệm máu: Xác định độc tố có (amatoxin) trong máu.
- Xét nghiệm sinh hóa: phần lớn bệnh nhân có men gan tăng rất cao (gấp hàng nghìn lần), suy thận, rối loạn đơng máu…