Chương 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.6. Xử lý và phân tích số liệu
- Phiếu sau khi điều tra được kiểm tra trong ngày và hoàn thành phiếu ngay tại thực địa.
- Số liệu thu được từ nghiên cứu được làm sạch, mã hoá biến số, thiết kế tệp nhập số liệu bằng phần mềm epidata 3.1, phân tích số liệu trên SPSS 16.0.
- Mơ tả và phân tích tính tốn tỷ lệ về đặc điểm của các ca bệnh mắc ngộ độc thực phẩm.
- Tính tốn tỷ lệ % về kiến thức, thực hành phát hiện và xử trí và phịng ngừa ngộ độc do nấm độc đúng của người dân và của cán bộ y tế.
- Đánh giá kiến thức đúng dựa theo tài liệu đã được biên soạn (phụ lục 7) Đánh giá bằng 2 cách đó là tính các tỷ lệ của từng chỉ số đúng của từng câu hỏi, để biết được người dân còn thiếu những thơng tin nào và thơng tin nào có tỷ lệ biết ít nhất; tính tỷ lệ đạt chung cho các nhóm biến số bằng cách cho điểm từng ý của câu hỏi (phụ lục 3) cộng tất cả các điểm của nhóm biến số đó rồi dựa trên cách tính điểm cắt đoạn 50% của tổng số điểm (phụ lục 3) và phân loại thành 2 nhóm: đạt (≥0,50) và chưa đạt (<0,50).
- So sánh 2 tỷ lệ, đánh giá sự khác biệt qua giá trị xác suất p và kiểm định sự khác biệt bằng thuật tốn chi bình phương ()mức ý nghĩa thống kê khi p <0,05 [107], [114].
Đánh giá hiệu quả can thiệp: CChỉ số hiệu quả (CSHQ) và hiệu quả can thiệp (HQCT) được tính như sau:
CSHQ =
P1 - P2
x 100 [107] P1
Trong đó: P1 là tỷ lệ hiện mắc tại thời điểm trước can thiệp, P2 là tỷ lệ hiện mắc tại thời điểm sau can thiệp.
Trong đó: CSHQNCT là chỉ số hiệu quả của nhóm can thiệp. CSHQNĐC là chỉ số hiệu quả của nhóm đối chứng.
Đo lường phần trăm (%) hiệu quả can thiệp (HQCT) nhờ chênh lệch chỉ số hiệu quả giữa nhóm can thiệp và nhóm đối chứng theo cơng thức:
HHQCT (%) = CSHQNCT – CSHQNĐC [114], [113], [107].