Tình trạng bệnh nhân khi ra viện Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Khỏi hoàn toàn 87 74,4
Đỡ xin về điều trị tại nhà hoặc y tế tuyến dưới 23 19,7
Tử vong 3 2,6
Bệnh không thuyên giảm, chỉ định chuyển tuyến trên 4 3,4
Tổng số 117 100
Nhận xét: Trong tổng số 117 người bệnh mắc ngộ độc nấm và được điều trị
tại tỉnh Sơn La trong giai đoạn 2004 - 2013, 74,4% người bệnh khỏi hoàn toàn và ra viện. 19,7% người bệnh đỡ và xin về điều trị tại nhà hoặc cơ sở y tế tuyến dưới, có 2,6% trường hợp người bệnh tử vong và 3,4% người bệnh có bệnh tình khơng thun giảm và chỉ định chuyển tuyến trên.
3.1.3. Kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về nấm độc và cách xử trí khi bị ngộ độc nấm trước can thiệp trí khi bị ngộ độc nấm trước can thiệp
3.1.3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Kết quả về thông tin chung của người dân cho thấy tuổi trung bình là 39,89 ± 12,72 tuổi, tuổi lớn nhất là 93 và nhỏ nhất là 17. Nhóm 30 - 55 tuổi có tỷ lệ cao nhất là 66,7%, sau đó đến nhóm 25-29 tuổi (13,1%), chỉ có 1 người thuộc nhóm tuổi dưới 18. Tỷ lệ nam là 66,9% và nữ là 33,1%. Dân tộc Thái chiếm tỷ lệ cao nhất với 81,1%, tiếp theo là dân tộc Mông với 8,1%; dân tộc Kinh chỉ chiếm 1,8% và người dân tộc Sinh Mun là 1,4%. Có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ, giữa nhóm tuổi và dân tộc (Phụ lục 8).
Có 83,3% có trình độ học vấn từ Tiểu học đến hết Trung học phổ thông. Vẫn cịn 7,5% khơng biết chữ và 7,7% chỉ biết đọc và biết viết. Nơng nghiệp là
nghề có tỷ lệ cao nhất (84,5%), cịn các nghề khác chiếm tỷ lệ ít (8,6% làm kinh doanh, buôn bán, chỉ 4% làm công nhân), đặc biệt công chức và viên chức nhà nước và tỷ lệ học sinh/sinh viên thấp nhất (tương ứng 0,7 và 0,8%) (Phụ lục10).
3.1.3.2. Kiến thức về nấm độc của người dân