Thực trạng kiến thức thái độ thực hành về ngộ độc thực phẩm, ngộ độc

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đặc điểm ngộ độc do ăn nấm độc và hiệu quả một số giải pháp can thiệp tại tỉnh sơn la (Trang 43 - 44)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.2. Thực trạng ngộ độc thực phẩm và ngộ độc do nấm

1.2.5. Thực trạng kiến thức thái độ thực hành về ngộ độc thực phẩm, ngộ độc

độc thực phẩm do nấm độc

Kiến thức thực hành về ATTP nói chung hay ngộ độc nói riêng của người dân cũng được nhiều tác giả nghiên cứu song kiến thức về nấm độc thì cịn hạn chế. Kiến thức và thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm khác nhau khi nghiên cứu trên những đối tượng, mức độ và những nội dung khác nhau. Nghiên cứu của Vũ Yến Khanh về KAP của người nội trợ về ATTP tại 1 phường nội thành Hà Nội (năm 2000) với 300 đối tượng cho thấy chỉ có 19,0% đối tượng có kiến thức đạt mức u cầu (mức B) và 81% cịn lại khơng đạt yêu cầu (mức C), khơng có đối tượng nào có kiến thức mức A, có 43% người nội trợ chưa nhận thức được là có nguy cơ ơ nhiễm TP trong khâu chế biến, bảo quản TP tại hộ gia đình. 60,7% đối tượng trả lời là cịn thiếu kiến thức VSATTP [100]. Tại tỉnh Quảng Trị, nghiên cứu của Trần Văn Chí và cộng sự nghiên cứu trên 1200 đối tượng chỉ ra rằng tỷ lệ người biết lựa chọn mua thực phẩm chỉ đạt 40%, 60,9% không đun lại thức ăn bữa trước để lại; 73,3% không rửa tay trước khi ăn [101]. Kiến thức về hậu quả của thực phẩm khơng an tồn: được biết đến nhiều nhất là NĐTP (75,3%), sau đó là gây các bệnh truyền nhiễm qua đường tiêu hố (32,4%), cịn các ảnh hưởng mạn tính, ung thư, quái thai ít được biết đến hơn (11,2%, 12,5%, 0,7%, tương ứng) [102].

Nghiên cứu của Nguyễn Văn Thể, ở tỉnh Bắc Giang (2008) cho thấy có 60% thực hành đúng ATVSTP [103]. Nghiên cứu Nguyễn Thanh Phong năm

2009 “Điều tra kiến thức, thái độ và thực hành về an tồn thực phẩm của bốn

nhóm đối tượng tại một số đơ thị phía Bắc” cho thấy, kiến thức của người tiêu dùng về ô nhiễm thực phẩm đạt 49,5% (Hà Nội 49,9%, Hà Tĩnh 46%, Thái Bình 53%) [104]. Nghiên cứu khác trên đối tượng là người nội trợ năm 2008 cho thấy kiến thức chung về VSATTP cịn hạn chế 74% ở mức khơng đạt (loại C), cịn lại là loại B, khơng có loại A. Trình độ học vấn có liên quan đến kiến thức [105]. Nguyễn Hải Nam cũng cho kết quả tương tự [106].

Về kiến thức thực hành về nấm độc và đề phòng do nấm độc tại Sơn La cho tới nay chưa có một nghiên cứu nào về vấn đề này.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đặc điểm ngộ độc do ăn nấm độc và hiệu quả một số giải pháp can thiệp tại tỉnh sơn la (Trang 43 - 44)