CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
- Sinh viên Cao đẳng điều dưỡng chính quy từ năm thứ nhất đến năm thứ 3 Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội.
- Sinh viên tự nguyện tham gia. 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Sinh viên không có mặt tại trường trong thời gian nghiên cứu 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội 2.2.2. Thời gian nghiên cứu
- Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 3/2020 đến tháng 4/2021 - Thời gian thu thập số liệu từ tháng 9/2020 đến tháng 10/2020 2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
- Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang 2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu
- Cỡ mẫu: Áp dụng cơng thức tính cỡ mẫu cho một tỷ lệ
n=Z2 (1-α/2)
n: là cỡ mẫu tối thiểu
Z(1-α/2) : Là hệ số tin cậy (với độ tin cậy 95%, z=1,96).
α : Mức ý nghĩa thống kê (sử dụng α= 0,05). p: Để đảm bào cỡ mẫu bao phủ các nội dung nghiên cứu chúng tôi lấy giá trị p theo nghiên cứu của Azal Ikhlaq (2020) với tỷ lệ sinh viên Y khoa có kiến thức đúng về COVID-19 là 80,0% 34 : Độ chính xác tương đối (sử dụng = 0,05)
Từ cơng thức trên tính được cỡ mẫu n=384. Lấy thêm 15% đối tượng để đảm bảo cỡ mẫu tối thiểu, cỡ mẫu cần thu thập là 442. Trên thực tế khi thực hiện thu thập số liệu đã có tới 597 sinh viên các khối lớp đồng ý tham gia
vào nghiên cứu này và không có sinh viên nào rút khỏi nghiên cứu hoặc khơng hồn thành phiếu phỏng vấn. Do đó tổng số sinh viên tham gia vào nghiên cứu là 597 sinh viên.
2.3.3. Phương pháp chọn mẫu
- Kỹ thuật chọn mẫu: Nghiên cứu của chúng tôi áp dụng phương pháp chọn mẫu nhiều giai đoạn cụ thể được trình bày như sau:
Giai đoạn 1: Chọn sinh viên tham gia nghiên cứu thuộc 3 khối (năm
thứ 1, thứ 2 và thứ 3) theo phương pháp chọn mẫu phân tầng, trong đó mỗi khối đại diện cho mỗi tầng lấy mẫu.
Tính đến thời điểm tiến hành nghiên cứu (9/2020) trường Cao đẳng y tế Hà Nội có 892 sinh viên năm thứ 3 được chia thành 36 lớp và 728 sinh viên năm thứ 2 được chia thành 27 lớp và 850 sinh viên năm thứ nhất được chia thành 28 lớp. Tổng số sinh viên là: 892 + 728 + 850 = 2470 sinh viên. Vậy số sinh viên cần lấy vào mẫu nghiên cứu là:
Sinh viên năm thứ 3: 892x442/2470=160 sinh viên Sinh viên năm thứ 2: 728x442/2470=130 sinh viên Sinh viên năm thứ 1: 850x442/2470=152 sinh viên
Vậy số mẫu SV chọn vào nghiên cứu là 442 SV.
Giai đoạn 2: Lựa chọn lớp sinh viên tham gia: trên thực tế để đảm bảo
tính khả thi trong q trình thu thập số liệu chúng tơi lựa chọn đối tượng nghiên cứu theo nhóm lớp, với trung bình mỗi lớp 25 sinh viên. Dựa theo số lượng mẫu mỗi khối đã tính tốn, chúng tơi lựa chọn:
Sinh viên năm thứ 3: 7 lớp Sinh viên năm thứ 2: 6 lớp Sinh viên năm thứ 1: 6 lớp
- Sau khi đã có số lượng sinh viên mỗi khối tham gia vào nghiên cứu và số lớp của mỗi khối, chúng tôi áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn tại mỗi khối.
Giai đoạn 3: lập danh sách sinh viên tại mỗi lớp được lựa chọn và tiến
hành nghiên cứu
2.4. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu
2.4.1. Quy trình xây dựng bộ cơng cụ thu thập số liệu Bước 1: Xây dựng bộ công cụ Bước 1: Xây dựng bộ công cụ
Để đánh giá kiến thức và thái độ của sinh viên điều dưỡng chúng tôi xây dựng bộ công cụ dựa trên “Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống COVID-19” được Bộ Y tế ban hành trong quyết định 3468/QĐ-BYT ngày 07 tháng 8 năm 2020.35 Để phân tích sự sẵn sàng tham gia chống dịch của sinh viên chúng tôi xây dựng bộ câu hỏi dựa vào học thuyết kế hoạch hành vi 36 và các nghiên cứu đã được công bố gồm Nghiên cứu của Cho-Ja Kim và cộng sự sử dụng học thuyết về hành vi có kế hoạch để giải thích thái độ, niềm tin và sự chăm sóc bệnh nhân SARS của các điều dưỡng Hàn Quốc28; Nghiên cứu của Nai-Ying Ko và cộng sự tại Đài Loan năm 2004 dựa trên lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) của Ajzen xác định mức độ thái độ cá nhân, chuẩn mực chủ quan và kiểm soát nhận thức ảnh hưởng đến điều dưỡng và ý định tình nguyện chăm sóc bệnh nhân SARS24.
Bước 2: Gửi đến các chuyên gia để góp ý và chỉnh sửa.
Bộ câu hỏi được sự góp ý của các chuyên gia gồm có: 1 Tiến sỹ chuyên về Điều dưỡng, là giảng viên khoa Điều dưỡng- Hộ sinh, trường Đại học Y Hà Nội. 1 Tiến sĩ, bác sỹ là phó trưởng Bộ môn Sức Khỏe mơi trường viện đào tạo Y học dự phịng và Y tế công cộng trường Đại học Y Hà Nội, 1 Tiến sỹ chuyên về Điều dưỡng là trưởng bộ môn Quản lý điều dưỡng trường Cao đẳng Y tế Hà Nội. Các chuyên gia đã thực hiện góp ý độc lập và gửi lại cho học viên để học viên tổng hợp những ý kiến góp ý giống và khác nhau. Sau đó một cuộc họp với các chuyên gia và học viên được thực hiện qua phần mềm Zoom để đưa ra ý kiến thống nhất cuối cùng cho bộ công cụ.
Bước 3: Thử nghiệm công cụ trên đối tượng sinh viên
điều dưỡng lớp 12A2 trường Cao đẳng Y tế Hà Nội. Trên cơ sở các góp ý, bộ công cụ đã điều chỉnh về văn phong để đối tượng nghiên cứu có thể hiểu đúng được ý muốn hỏi, sắp xếp thứ tự câu hỏi có tính logic hơn để đối tượng trả lời liền mạch, loại bỏ một số câu hỏi thông tin chưa phù hợp, bố cục bộ công cụ đẹp hơn, dễ sử dụng trước khi điều tra chính thức. Độ tin cậy của bộ cơng cụ thực hiện trên 30 sinh viên cho kết quả như sau: chỉ số Chronbach alpha của phần 2 là 0,70, phần 3 là 0,84, phần 4 là 0,80, phần 5 là 0,88, phần 6 0,76 và phần 7 là 0,70. Kết quả này cho thấy bộ cơng cụ đã đảm bảo tính giá trị và độ tin cậy trước khi tiến hành thực hiện thu thập trên 597 sinh viên. Bước 4: Hồn thiện bộ cơng cụ tiến hành thu thập số liệu
Bộ công cụ sau khi hoàn thiện bao gồm 7 phần:
Phần 1: Phỏng vấn SV về dữ liệu nhân khẩu học bao gồm 10 câu hỏi Phần 2: Đánh giá kiến thức của SV về bệnh COVID-19 bao gồm 13 câu hỏi Phần 3: Đánh giá về thái độ của sinh viên về bệnh COVID-19 bao gồm 8 câu hỏi
Phần 4: Đánh giá thái độ về việc tham gia chống dịch COVID-19 của SV bao gồm 8 câu hỏi
- Phần 5: Đánh giá sự ủng hộ của những người xung quanh về quyết định tham gia chống dịch COVID-19 khi dịch bùng phát của SV bao gồm 7 câu hỏi
- Phần 6: Đánh giá những thuận lợi và khó khăn khi tham gia hỗ trợ phòng chống dịch COVID-19 của SV bao gồm 7 câu hỏi
- Phần 7: Đánh giá sự sẵn sàng tham gia chống dịch COVID-19 của SV bao gồm 5 câu hỏi
2.4.2. Tiêu chuẩn đánh giá bộ công cụ
2.4.2.1. Thang đo kiến thức của sinh viên
Phần kiến thức có các câu hỏi một lựa chọn từ 1 đến 13. Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, trả lời sai không có điểm. Điểm số phần kiến thức giao động trong khoảng từ 1 đến 13.
2.4.2.2. Thang đo thái độ của sinh viên về COVID-19
Thang đo thái độ của SV Điều dưỡng với COVID-19 được thiết kế gồm 08 câu hỏi, điểm cho mỗi câu hỏi từ 1 đến 7 điểm.
1 điểm: Rất không đồng ý 2 điểm: Không đồng ý
3 điểm: Không đồng ý một phần 4 điểm: Không có ý kiến
5 điểm: Đồng ý một phần
6 điểm: Đồng ý
7 điểm: Rất đồng ý
Sinh viên được yêu cầu trả lời các câu hỏi và đánh giá theo thang Likert 7 điểm. Điểm thái độ là tổng số điểm cho cả 8 câu hỏi, dao động từ 7 đến 56 điểm, điểm số cao hơn đại diện cho thái độ tốt hơn về COVID-19 của sinh viên
2.4.2.3. Thang đo thái độ của sinh viên về việc tham gia chống dịch COVID-19
Thang đo thái độ của SV Điều dưỡng về việc tham gia chống dịch COVID-19 được thiết kế bởi nhà nghiên cứu dựa trên các nghiên cứu đã được công bố trước đó28,24.
Thang đo bao gồm 08 câu hỏi, điểm cho mỗi câu hỏi từ 1 đến 7 điểm, tùy thuộc theo thái độ của sinh viên
1 điểm: Rất không đồng ý 2 điểm: Không đồng ý
3 điểm: Không đồng ý một phần 4 điểm: Không có ý kiến
5 điểm: Đồng ý một phần
6 điểm: Đồng ý
7 điểm: Rất đồng ý
Sinh viên được yêu cầu trả lời các câu hỏi và đánh giá theo thang Likert 7 điểm. Điểm thái độ là tổng số điểm cho cả 8 câu hỏi, dao động từ 7 đến 49
điểm, điểm số cao hơn đại diện cho thái độ tốt hơn về việc tham gia chống dịch COVID-19 của sinh viên.
2.4.2.4. Thang đo sự ủng hộ của những người xung quanh về quyết định định tham gia chống dịch COVID-19
Thang đo sự ủng hộ của những người xung quanh về quyết định định tham gia chống dịch COVID-19 được thiết kế bởi nhà nghiên cứu dựa trên các nghiên cứu đã được công bố trước đó28,24.
Thang đo bao gồm 7 câu hỏi, điểm cho mỗi câu hỏi từ 1 đến 7 điểm 1 điểm: Rất không đồng ý
2 điểm: Không đồng ý
3 điểm: Không đồng ý một phần 4 điểm: Không có ý kiến
5 điểm: Đồng ý một phần
6 điểm: Đồng ý
7 điểm: Rất đồng ý
Sinh viên được yêu cầu trả lời các câu hỏi và đánh giá theo thang Likert 7 điểm. Điểm sự ủng hộ của những người xung quanh về quyết định tham gia chống dịch COVID-19 là tổng số điểm cho cả 7 câu hỏi, dao động từ 7 đến 49, điểm số cao hơn đại điện cho sự ủng hộ của gia đình, bạn bè và những người xung quanh tốt hơn về dự định tham gia chống dịch CVID-19 của sinh viên.
2.4.2.5. Thang đo đánh giá về những yếu tố thuận lợi và khó khăn khi tham gia chống dịch COVID-19
Thang đo những yếu tố thuận lợi và khó khăn của SV Điều dưỡng khi tham gia chống dịch COVID-19 được thiết kế bởi nhà nghiên cứu dựa trên các nghiên cứu đã được công bố trước đó28,24.
Thang đo bao gồm 7 câu hỏi, điểm cho mỗi câu hỏi từ 1 đến 7 điểm 1 điểm: Rất không đồng ý
2 điểm: Không đồng ý
3 điểm: Không đồng ý một phần 4 điểm: Không có ý kiến
5 điểm: Đồng ý một phần
6 điểm: Đồng ý
7 điểm: Rất đồng ý
Sinh viên được yêu cầu trả lời các câu hỏi và đánh giá theo thang Likert 7 điểm. Điểm nhận thức kiểm soát hành vi là tổng số điểm cho cả 7 câu hỏi, dao động từ 7 đến 49 điểm, điểm số cao hơn đại diện cho mức độ thuận lợi hơn khi tham gia chống dịch COVID-19 của sinh viên
2.4.2.6. Thang đo đánh giá về sự sẵn sàng tham gia chống dịch COVID-19
Thang đo sự sẵn sàng tham gia chống dịch của SV Điều dưỡng với COVID- 19 được thiết kế bởi nhà nghiên cứu dựa trên các nghiên cứu đã được công bố trước đó28,24.
Thang đo bao gồm 05 câu hỏi, điểm cho mỗi câu hỏi từ 1 đến 7 điểm 1 điểm: Rất không đồng ý
2 điểm: Không đồng ý
3 điểm: Không đồng ý một phần 4 điểm: Không có ý kiến
5 điểm: Đồng ý một phần
6 điểm: Đồng ý
7 điểm: Rất đồng ý
Sinh viên được yêu cầu trả lời các câu hỏi và đánh giá theo thang Likert 7 điểm. Điểm về sự sẵn sàng tham gia chống dịch là tổng số điểm cho cả 5 câu hỏi, dao động từ 5 đến 35 điểm, điểm số cao hơn đại diện cho sự sẵn sàng cao hơn với dự định tham gia chống dịch COVID-19 của sinh viên
2.4.3. Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu được thu thập bằng phương pháp phát bộ câu hỏi tự điền: sinh viên tham gia khảo sát được phát một bộ câu hỏi tự điền được thiết kế sẵn, quy trình được trình bày như sau:
+ Ngày thu thập số liệu: Nghiên cứu viên thơng báo, giải thích cụ thể, rõ ràng và giải đáp tất cả các thắc mắc về nghiên cứu, quyền lợi và trách nhiệm khi tham gia vào nghiên cứu cho sinh viên, sau đó những SV đồng ý tham gia vào nghiên sẽ tiến hành trả lời câu hỏi vào bộ câu hỏi tự điền.
+ Nghiên cứu viên quan sát và hỗ trợ sinh viên trong khi họ trả lời bảng câu hỏi để đưa ra lời giải thích thêm nếu họ khơng hiểu câu hỏi. Sinh viên có khoảng 30 phút để hoàn thành bộ câu hỏi của mình.
+ Sau khi hồn thành việc thu thập dữ liệu, tất cả dữ liệu được nghiên cứu viên kiểm tra lại tính đầy đủ của các câu trả lời và nói lời cảm ơn đến những sinh viên tham gia vì sự hợp tác của họ trong quá trình thu thập dữ liệu. Dữ liệu được mã hóa và nhập vào máy tính chuẩn bị cho phân tích dữ liệu.
2.5. Biến số, chỉ số nghiên cứu
2.5.1. Biến số về thông tin chung của đối tượng nghiên cứu- Giới tính: nam/nữ - Giới tính: nam/nữ
- Thứ tự năm học: năm đang theo học tại thời điểm nghiên cứu - Gia đình có người làm trong ngành y tế: có/không
- Nơi ở: thành thị/nông thôn
- Hiện nay sống cùng: Bố mẹ/người thân/khác
- Nguồn kiến thức về COVID-19 được nhận: Bộ Y tế/ Trường đại học/ người thân/bạn bè/ cộng đồng/ khác
2.5.2. Biến số, chỉ số mục tiêu 1: Mô tả kiến thức, thái độ của sinh viên điều dưỡng Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội về COVID-19 năm 2020 đẳng Y tế Hà Nội về COVID-19 năm 2020
- Kiến thức về COVID-19:
Tác nhân gây bệnh COVID-19 Đường truyền bệnh chính
Thời gian ủ bệnh trung bình của COVID-19 Thuốc điều trị COVID-19
Thời gian rửa tay để phòng ngừa COVID-19
Nhóm bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao do COVID-19 Hệ thống cách li phòng chống COVID-19 tại Việt Nam Xét nghiệm phân tử chẩn đoán COVID-19
Điều kiện người bệnh được xuất viện
Sự sẵn có của Vắc-xin phòng bệnh COVID-19 Nghề nghiệp có nguy cơ cao mắc COVID-19 Mang phương tiện phòng hộ các nhân
- Thái độ của sinh viên về COVID-19:
Tham gia chống dịch là một cơ hội tốt để bạn học tập
Có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc bệnh nhân truyền nhiễm Góp phần phát hiện sớm các ca bệnh cần phải cách ly
Góp phần làm giảm gánh nặng cho đồng nghiệp
Là một cơ hội tốt để bạn quảng bá hình ảnh sinh viên trường Cao đẳng Y tế Hà Nội
Cảm thấy tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh COVID-19 cho bản than
Cảm thấy nguy cơ lây bệnh COVID-19 từ bạn cho gia đình và người thân tăng lên
Làm việc trong mơi trường căng thẳng và áp lực
2.5.3. Biến số chỉ số mục tiêu 2: Phân tích sự sẵn sàng tham gia chống dịch của sinh viên điều dưỡng Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội năm 2020