Thái độ của sinh viên điều dưỡng về COVID-19

Một phần của tài liệu Kiến thức, thái độ và sự sẵn sàng tham gia chống dịch Covid 19 của sinh viên Điều dưỡng Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội (Trang 68 - 69)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. Phân tích sự sẵn sàng tham gia chống dịch COVID-19 của sinh viên

4.2.2. Thái độ của sinh viên điều dưỡng về COVID-19

Tỷ lệ số người sẵn sàng sử dụng vắc xin COVID-19 chỉ chiếm 79,8%. Trong một nghiên cứu tương tự tại Ghana, tỷ lệ nhân viên y tế chấp nhận tiêm phòng vắc xin nếu sẵn có chỉ chiếm 39,3% và nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự chấp nhận vắc xin được phân tích là có liên quan đến sự tin tưởng vào tính chính xác của các biện pháp mà chính phủ thực hiện trong cuộc chiến chống lại COVID-19.21 Tỷ lệ chấp nhận tiêm vắc xin thấp được giải thích bởi tỷ lệ người tham gia tin tưởng vào các biện pháp của chính phủ chỉ chiếm 47,4%.50 Tổ chức y tế thế giới đã chỉ ra rằng e ngại vắc xin là một mối đe dọa toàn cầu đã diễn ra vào năm 2019.51 Sự e ngại vắc xin trong cộng đồng cũng có mối liên hệ tới mức độ e ngại vắc xin ở sinh viên điều dưỡng hay kể cả nhiều nhân viên y tế. Nhiều nghiên cứu đã đề cập đến mối quan tâm phổ biến nhất đối với việc tiêm chủng vắc xin ở nhân viên y tế là tính an tồn và hiệu quả của vắc xin, và đây cũng là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự e ngại vắc xin.52- 54 Mối quan tâm đến sự an toàn chủ yếu bao gồm các tác dụng phụ tiềm tàng, đặc biệt là các ảnh hưởng lâu dài mà các nghiên cứu hiện nay vẫn chưa chỉ ra được. Thiếu kiến thức và thông tin về vắc xin, nhân viên y tế ngại tiêm vắc xin sớm, họ muốn xem xét thêm dữ liệu về tính an tồn, hiệu quả và những ảnh hưởng đến những người khác.55 Một số khác tin tưởng vào hệ miễn dịch của bản thân, họ tin rằng họ có thể được bảo vệ khỏi căn bệnh này.13 Vì vậy, chính phủ cần can thiệp truyền thơng về tính an tồn, hiệu quả của vắc xin cũng như những lợi ích đạt được khi tiêm chủng vắc xin COVID-19 đặc biệt là cho đối tượng có nguy cơ cao nhiễm COVID-19.

Sinh viên có thái độ đồng ý với nguy cơ mắc COVID-19 là 52,8%, nguy cơ mắc COVID-19 của thành viên trong gia đình là 64,0%. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, sự lo lắng về nguy cơ mắc của mỗi người là cần thiết để họ chú ý hơn tới các hành vi phòng chống lây truyền bệnh cho người nhà, đồng nghiệp và bệnh nhân của họ. Tuy nhiên cũng cần đánh giá sâu hơn về

tình trạng lo lắng này là phản ứng sinh lý hay tình trạng bệnh lý. Khi lo âu mang tính chất dai dẳng, lan tỏa, tản mạn, không liên quan, không khu trú vào một sự kiện, hoàn cảnh đặc biệt nào đó ở xung quanh hoặc có liên quan với những sự kiện đã qua, khơng cịn tính chất thời sự nữa thì nó lại trở thành bệnh lý. Khi đó lo âu gây trở ngại cho công việc, học tập, sinh hoạt, ảnh hưởng xấu đến các mối quan hệ bình thường của cá nhân và được gọi là rối loạn lo âu.56 Mặc dù tỷ lệ cao NVYT có thái độ đồng ý về khả năng nhiễm COVID-19 của bản thân và gia đình nhưng vẫn có tỷ lệ khá cao sinh viên điều dưỡng có thái độ tích cực về việc NVYT nên sẵn sàng tham gia phòng chống dịch trong cộng đồng cao (93,3%). Số liệu này phù hợp với thực tế hiện nay, mặc dù biết được mức độ nguy hiểm của virus SARS-CoV-2 biến thể delta đang lây lan rộng tại một số tỉnh thành ở phía nam, nhưng những cán bộ y tế vẫn luôn sẵn sàng xung phong hỗ trợ công tác chống dịch. Nhìn chung, thái độ về COVID-19 của nhân viên y tế tốt với điểm trung bình là 44,8±7,2. Trong đó đối tượng có điểm thái độ thấp nhất là 6 và cao nhất là 10. Thái độ đối với COVID-19 của nhân viên y tế tốt liên quan đến sự chuẩn bị tốt cho những tình huống xấu của đại dịch và là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cơng cuộc phịng chống dịch.

Một phần của tài liệu Kiến thức, thái độ và sự sẵn sàng tham gia chống dịch Covid 19 của sinh viên Điều dưỡng Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w