Các yếu tố ảnh hưởng đến dự định tham gia phòng chống dịch

Một phần của tài liệu Kiến thức, thái độ và sự sẵn sàng tham gia chống dịch Covid 19 của sinh viên Điều dưỡng Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội (Trang 61 - 68)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. Phân tích sự sẵn sàng tham gia chống dịch COVID-19 của sinh viên

3.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến dự định tham gia phòng chống dịch

dưỡng

Bảng 3.10. Phân bố điểm dự định tham gia phòng chống dịch của sinh viên điều dưỡng theo một số đặc điểm chung

Đặc điểm Điểm dự định thamgia chống dịch TB ± ĐLC p Giới tính Nam 25,1±4,4 >0,05* Nữ 25,3±4,6 Năm học >0,05** Năm thứ nhất 25,8±4,1 Năm thứ hai 25,4±3,9 Năm thứ ba 24,7±5,0

Gia đình có thành viên làm trong ngành y

Có 25,5±4,3 >0,05*

Không 25,1±4,5

Nơi ở trước khi vào học

Thành thị 25,1±4,5 >0,05*

Nông thôn 25,6±4,3

Hiện đang sống với

Gia đình/người thân 25,6±4,0 >0,05*

Khác 24,9±4,8

Gia đình có người cao tuổi

Có 25,1±4,5 >0,05

Không 25,5±4,3

Nguồn kiến thức về COVID

Bộ y tế Có 25,9±3,7 <0,01*

Không 24,4±5,1

Nhà trường Có 26,2±3,9 <0,01*

Không 25,0±4,5

Người than/bạn bè Có 26,1±3,9 <0,05*

Không 25,1±4,5

Cộng đồng Có 25,4±4,4 >0,05*

Không 25,1±4,4

Khác Có 25,8±4,4 >0,05*

Không 25,8±4,4

Nhận xét: Về phân bố điểm dự định tham gia phòng chống dịch theo

một số đặc điểm, kết quả bảng trên cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa điểm số trung bình giữa các nhóm đối tượng nhận được và khơng nhận được nguồn kiến thức về COVID-19 từ Bộ Y tế (p<0,01), trường đại học (p<0,01), người thân/bạn bè (<0,05).

Bảng 3.11. Một số yếu tố liên quan đến dự định tham gia phòng chống COVID-19 của sinh viên điều dưỡng

Nội dung Coef β t p

Thái độ về việc tham gia chống dịch 0,047 0,066 1,76 >0,05

Sự ủng hộ của gia đình 0,179 0,339 8,62 <0,001 Khó khăn, thuận lợi trong quá trình

tham gia chống dịch 0,154 0,204 5,03 <0,001 Kiến thức về COVID-19 0,041 0,016 0,46 >0,05 Thái độ về COVID-19 0,100 0,163 4,48 <0,001 Giới tính (vs. Nữ ) Nam -0,378 -0,035 -1,06 >0,05 Năm h c (vs. Năm th nh t ) Năm thứ 2 -0,093 -0,010 -0,26 >0,05 Năm thứ 3 -0,307 -0,033 -0,86 >0,05

Gia đình có thành viên làm việc trong ngành y tế (vs. Không)

Có 0,083 0,009 0,28 >0,05

Nơi sinh sống (vs. Thành thị)

Khu vực khác 0,412 0,045 1,33 >0,05

Sống cùng với (vs. bố mẹ/người thân)

Khác 0,162 0,037 1,07 >0,05

Gia đình có ngườ ới l n tu i (vs.

Khơng)

Có 0,184 0,021 0,64 >0,05

Nguồn kiến thức về COVID-19 nhận được Bộ y tế (vs. không)

Có 1,168 0,131 3,09 <0,05

Trường đại học (vs. Không)

Có -0,084 -0,008 -0,17 >0,05

Bạn bè/người thân (vs. Không)

Có -0,191 -0,017 -0,37 >0,05 Cộng đồng (vs. Không) Có 0,936 0,106 2,53 <0,05 Khác (vs. Không) Có 1,111 0,049 1,44 >0,05 R2=0,391; F=23,55; p<0,001

Mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến cho thấy có mối liên quan thuận giữa thái độ về việc tham gia phòng chống dịch COVID-19 và sự ủng hộ của gia đình, khó khăn, thuận lợi trong quá trình tham gia chống dịch, thái độ về COVID-19, nhận được nguồn kiến thức từ Bộ Y tế, nhận được nguồn kiến thức từ cộng đồng. Sinh viên có sự ủng hộ của gia đình có điểm thái độ về tham gia phịng chống dịch cao hơn những người khơng có sự ủng hộ của gia đình (β = 0,339, p<0,001); khó khăn, thuận lợi trong quá trình tham gia chống dịch (β = 0,204, p<0,001), thái độ về COVID-19 (β = 0,163, p<0,001), nhận được nguồn kiến thức từ Bộ Y tế (β = 0,131, p<0,05) và nhận được nguồn kiến thức từ cộng đồng (β = 0,106 p<0,05).

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

4.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

Kể từ ca nhiễm đầu tiên ghi nhận tại Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12 năm 2019, đến nay đại dịch COVID-19 đã trở thành mối lo ngại trên toàn thế giới với hơn 230 triệu ca mắc, trong đó có hơn 4 triệu ca tử vong 37. SARS- CoV-2 với nhiều biến chủng có khả năng lây lan nhanh đã tạo nên gánh nặng cho hệ thống chăm sóc sức khỏe nói chung và hệ thống điều trị nói riêng. Trong hoàn cảnh thiếu hụt nguồn nhân lực y tế có kinh nghiệm, Bộ Y tế đã kêu gọi sinh viên của các trường đào tạo Y khoa trong cả nước tham gia hỗ trợ chống dịch. Sinh viên Y khoa có thể trở thành nhóm nguy cơ cao nhiễm bệnh và lây truyền bệnh khi kinh nghiệm điều trị và chống dịch chưa có nhiều.

Sinh viên tham gia nghiên cứu của chúng tôi đa phần là nữ giới với 79,1%, 62,3% sống ở thành thị. 39,5% sinh viên có người thân trong gia đình làm trong ngành Y tế và 50,8% sinh viên sống cùng với bố mẹ. Sống cùng bố mẹ hay có người trong gia đình làm trong ngành Y tế sẽ giúp sinh viên cập nhật thông tin về COVID-19 nhanh và dễ dàng.

Sử dụng máy tính, máy tính bảng và điện thoại thơng minh ngày càng trở nên phổ biến ở tất cả các lứa tuổi. Điều này dẫn tới việc tiếp cận thông tin thông qua internet và các phương tiện truyền thông xã hội trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn, nhưng những thông tin này thiếu sự đảm bảo tính chính xác. Sinh viên khoa Điều dưỡng trường Cao đẳng Y Hà Nội tiếp nhận nguồn kiến thức về COVID-19 chủ yếu qua các kênh thông tin chính thống như Bộ Y tế (58%), cộng đồng (56%) và từ nhà trường (23,6%). Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Ashraf I. Khasawneh và cộng sự trên nhóm sinh viên Y khoa cho thấy sinh viên thường tìm kiếm thơng tin về bệnh thông qua phương tiện truyền thông, trang web chính thức, các tổ chức phi chính phủ 38.

Nghiên cứu của Trương Quang Tiến và cộng sự trên nhóm nhân viên y tế cũng cho thấy họ tìm kiếm thơng tin về bệnh thơng qua truyền hình (97,5%), báo chí (89,9%), đài (88%) và trang web của Bộ Y tế (97,7%) 39. Bộ Y tế Việt Nam đã liên kết với ứng dụng Zalo – một ứng dụng trao đổi thông tin phổ biến ở Việt Nam và xây dựng ứng dụng Bluezone - ứng dụng cung cấp thông tin về COVID-19, truy vết tiếp xúc và cảnh báo người nhiễm COVID-19 nên người sử dụng dễ dàng cập nhật thông tin mới nhất về dịch bệnh mới nổi. Nghiên cứu của Hayder Hasan và cộng sự cho thấy hơn 80% sinh viên lấy thông tin chủ yếu từ Internet và mạng xã hội thay vì các nguồn truyền thống hơn như báo chí, kênh truyền hình, đài phát thanh hoặc các trang web của khoa hoặc trường đại học 40. Điều này có thể giải thích do hầu hết sinh viên đại học đều được trang bị điện thoại thông minh với kết nối internet. Bên cạnh đó, các ứng dụng mạng xã hội dễ sử dụng, mạng lưới sử dụng nhiều nên tốc độ lan truyền thông tin nhanh giúp người sử dụng dễ tiếp cận. Đáng chú ý, một số trang web về khoa học chính thống như Pubmed, National Library of Medicine lại không được sinh viên Y khoa sử dụng thường xuyên.

4.2. Kiến thức, thái độ của sinh viên điều dưỡng về COVID-194.2.1. Kiến thức của sinh viên điều dưỡng về COVID-19 4.2.1. Kiến thức của sinh viên điều dưỡng về COVID-19

Sinh viên được trang bị đầy đủ kiến thức về bệnh COVID-19 như nguyên nhân, phương thức lây truyền, triệu chứng, cách phòng tránh lây nhiễm,… sẽ giúp họ có thái độ và hành vi đúng đắn để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh cũng như hạn chế lây lan dịch ra cộng đồng.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sinh viên có kiến thức cao nhất về tác nhân đường truyền bệnh chính (99,0%) và mang phương tiện phịng hộ cá nhân (98,0%). Khi sinh viên có nhận thức đúng về phương thức lây truyền, họ sẽ có những phương thức phòng hộ cá nhân phù hợp để tránh nhiễm bệnh và lây lan bệnh cho cộng đồng. Kết quả này tương đương với nghiên cứu của Dương Minh Cường và cộng sự trên nhóm sinh viên đại học tại Việt Nam cho

thấy hầu hết những người tham gia đều biết rằng COVID-19 lây truyền qua các giọt đường hô hấp (98,9%), bề mặt bị ô nhiễm (93,8%) và hầu hết người tham gia đều biết hiệu quả của vệ sinh tay (97,9%) và khẩu trang (95,9%) và biết cách đeo khẩu trang đúng cách 41. Nghiên cứu của Azal Ikhlaq và cộng sự trên nhóm sinh viên Y khoa cho thấy đa số sinh viên hiểu rõ về phương thức lây truyền bệnh (97,4%) 42. Điều này có thể là do sự phổ biến thông tin về COVID-19 trên các phương tiện thông tin đại chúng và các thông điệp cảnh báo hằng ngày từ Chính phủ cũng như các chiến dịch giáo dục tại cộng đồng với trọng tâm là thông điệp 5K. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng, 85,4% sinh viên hiểu đúng về tác nhân gây bệnh, 89,6% sinh viên nêu được những đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh và trên 70% sinh viên biết các vấn đề liên quan đến dự phòng và điều trị bệnh. Kết quả này tương đương với nghiên cứu của Azal Ikhlaq và cộng sự khi cho thấy trên 70% sinh viên có hiểu biết về các vấn đề trên 42.

Kết quả của chúng tôi cũng cho thấy tỷ lệ sinh viên có hiểu biết về thời gian ủ bệnh trung bình của COVID-19 chiếm tỷ lệ cao (89,1%). Kết quả này tương đương với phát hiện trong nghiên cứu của Huifang Xu 43 và cao hơn so với một số nghiên cứu khác 42,44. Sinh viên Y khoa là một trong những nhóm cán bộ nguồn cho ngành Y tế trong tương lai. Bên cạnh việc trau dồi kiến thức, họ cũng góp phần tư vấn các thơng tin cần thiết cho gia đình và cộng đồng xung quanh. Do đó, việc cập nhật các thông tin về điều trị và dự phòng COVID-19 rất cần thiết đối với nhóm đối tượng này.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận thấy mức kiến thức chưa cao, chỉ trên mức trung bình đối với nội dung về triệu chứng thường gặp của bệnh (54,9%) kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Dương Minh Cường và cộng sự 45, thấp hơn so với nghiên cứu của Gao Z 46. Điều này có thể lý giải do đây là

một bệnh hoàn toàn mới với sự thay đổi cũng như phát sinh của các triệu chứng diễn ra liên tục dẫn đến thiếu sự cập nhật thông tin này ở các em sinh viên.

Ngoài ra, tỷ lệ thấp sinh viên có hiểu biết về vấn đề sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh và hệ thống cách ly chống dịch COVID-19. Điều này có thể giải thích do những thơng tin này là những thơng tin đặc thù cho cán bộ tuyến đầu chống dịch, không được đề cập nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng nên sinh viên khó tiếp cận và cập nhật được thông tin.

Nghiên cứu cũng cho thấy điểm số về kiến thức trung bình của đối tượng nghiên cứu là 9,3±1,7 dao động trong khoảng từ 1 đến 13, trong đó sinh viên nữ có điểm kiến thức trung bình cao hơn so với nhóm sinh viên nam với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Kết quả này của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của Zhong BL và nghiên cứu của Arina Anis Azlan 47,48 nhưng lại khác so với nghiên cứu của Trương Quang Tiến và nghiên cứu của Heyder Hasan 39,40. Trong nghiên cứu của chúng tôi, sinh viên học các khóa học trên sẽ có điểm kiến thức cao hơn khóa dưới, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này không cho thấy sự tương đồng so với các nghiên cứu thực hiện trước đây 42,49. Chúng tơi cho rằng trình độ học vấn, thời gian thực hành lâm sàng cũng như kinh nghiệm trong việc tư vấn, khám và điều trị bệnh sẽ ảnh hưởng đến mức độ hiểu biết của sinh viên. Do đó cần có những nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn để làm sáng tỏ điều này.

Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc tiếp nhận thông tin về COVID- 19 từ người thân/ bạn bè cho điểm số về kiến thức cao nhất (9,6 ± 1,7), tiếp đó là các nguồn chính thống như Bộ Y tế (9,4±1,6), trường đại học/cao đẳng (9,5±1,8). Qua kết quả này có thể thấy việc chỉ đạo của Chính phủ nói chung và việc tuyên truyền của ngành Y tế nói riêng đã có hiệu quả trong việc cập nhật và cải thiện kiến thức của người dân, từ đó khiến họ có thái độ tích cực cũng như hành vi đúng đắn trong việc phòng ngừa dịch bệnh COVID-19.

Một phần của tài liệu Kiến thức, thái độ và sự sẵn sàng tham gia chống dịch Covid 19 của sinh viên Điều dưỡng Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội (Trang 61 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w