3.2. Giá trị của tư tưởng chính trị thời thuộc Pháp
3.2.1. Giá trị lý luận
Quá trình chuyển biến tư tưởng của nho sĩ đầu thế kỷ XX là một tất yếu lịch sử, là một bước phát triển mới trong logic vận động và phát triển của lịch sử tư tưởng Việt Nam nói riêng và lịch sử tư tưởng phương Đơng nói chung. Bắt đầu và diễn tiến của quá trình này là kết quả của mối tương tác giữa các yếu tố truyền thống và hiện tại, khách quan và chủ quan. Có thể nói, đó là một kiểu phản ứng tích cực, một kiểu phản ứng của trí thức Việt Nam trước sự lạc hậu, bảo thủ của tư tưởng phong kiến và sự thống trị, xâm lược của đế quốc phương Tây. Đồng thời, đây cũng là sự thể hiện quá trình đấu tranh tư tưởng ở Việt nam đầu thế kỷ XX. Nho sĩ đã thay đổi tương đối mạnh mẽ thế giới nhân sinh quan, xã hội quan, góp phần thay đổi nhận thức của con người Việt nam. Bước đầu, họ đã khắc phục được những hạn chế về nhận thức chính trị, xã hội so với lớp nho sĩ cuối thế kỷ XIX, đồng thời tiếp tục phát huy tinnh thần yêu nước, ý chí quyết tâm đâú tranh giải phóng dân tộc. Các nhà tri thức yêu nước đã phê phán những điểm hạn chế, bất cập của thế giới quan Nho giáo một cách có hệ thống và tương đối triệt để nhưng vẫn cố gắng nêu những giá trị tích cực của Nho giáo đối với con người và xã hội Việt Nam cần phải giữ gìn và phát huy trong tình cảnh đất nước bị ngoại xâm. Họ đã chủ động tiếp nhận
tư tưởng phương tây thông qua tân thư, tân văn trung quốc và Nhật Bản, đã làm mới hệ thống khái niệm phạm trù, tạo ra những tiền đề cơ bản về nhận thức và thực tiễn đấu tranh giải phóng dân tộc, thể hiện tư tưởng cách mạng. Do vậy , quá trình chuyển biến tư tưởng của các nho sĩ vừa tuân theo những nguyên tắc chung, phổ biến của q trình nhận thức những cũng có ngững điểm mới, phát triển tư duy lý luận, tạo ra đặc sắc của tư tưởng Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX.
Chuyển biến tư tưởng của nho sĩ đã góp phần khẳng định một tư tưởng hết sức quan trọng muốn dân tộc độc lập, chấn hưng đất nước thì khơng thể không hội nhập với thế giới để học tập, tiếp thu tri thức nhận loại , từ đó làm giàu tri thức , vốn văn hóa của dân tộc. Chủ nghĩa yêu nước đã vượt qua được khuôn khổ ý niệm truyền thống để trở thành ý thức dân tộc hiện đại, tiến bộ. Chuyển biến tư tưởng của nho sĩ góp phần xây dựng hình thức mới của chủ nghĩa dân tộc phương Đông trên cơ sở của nền kinh tế, văn hóa, chính trị. Nho sĩ đã nhận thức và phát huy, vị trí vai trị sức mạnh của đồn kết dân tộc trong thời đại mới.
Quá trình chuyển biến tư tưởng của nho sĩ đầu thế kỷ XX chứng minh một cách rõ ràng mối liên hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn tính chủ động sáng tạo của lý luận và tính phong phú, sinh động của thực tiễn. Các nho sĩ ln kiên trì đổi mới tư tưởng, với vai trị người tri thức xã hội, đóng góp cho sự phát triển của dịng chảy tư tưởng chính trị Việt Nam.
Những tư tưởng chính trị theo khuynh hướng chính trị tuy vận dụng vào thực tiễn Việt Nam trong thời thuộc Pháp đã thất bại nhưng nó cũng đã tạo ra những điều kiện để khi chủ nghĩa Mác được truyền bá vào Việt Nam có
nghĩa đế quốc, thực dân đã xuất hiện và ngày càng trầm trọng cả bề rộng lẫn bề sâu, trở thành một mâu thuẫn hết sức sâu sắc của thời đại. Ở nước ta lúc đó, song song với hoạt động phổ biến những tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin là phong trào tuyên truyền tư tưởng Nguyễn Ái Quốc với tư cách là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Như vậy, có thể nói, ngay từ những năm 20 của thế kỷ trước, tư tưởng chính trị của chủ nghĩa Mác – Lênin đã được khẳng định ở Việt Nam thông qua sự kết hợp nhuần nhuyễn, biện chứng giữa chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản, giữa độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Sự kết hợp đó khơng nhằm mục tiêu nào khác là giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội (giai cấp), giải phóng con người, xây dựng một nước Việt Nam hồ bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới. Tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Nguyễn Ái Quốc nằm trong hệ tư tưởng Mác - Lênin - đỉnh cao của tư tưởng nhân loại; đồng thời, cũng là một cơ sở lý luận với những quan niệm, quan điểm, luận điểm khoa học, nhất quán, triệt để cách mạng, đã phát triển một cách sáng tạo và làm phong phú thêm, sinh động thêm chủ nghĩa Mác – Lênin. Nguyễn Ái Quốc và những người cộng sản Việt Nam đã xác định dứt khốt rằng, muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, khơng có con đường nào khác ngồi con đường cách mạng vô sản. Nguyễn Ái Quốc là người cộng sản đầu tiên có cống hiến lớn lao trong việc nghiên cứu chủ nghĩa thực dân, chế độ thuộc địa và giải phóng dân tộc. Người đã đưa ra một tư tưởng quan trọng, có ý nghĩa thực tiễn cách mạng hết sức to lớn đó là luận điểm cho rằng, cách mạng ở các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam, có thể giành thắng lợi trước cách mạng vơ sản chính quốc và tác động trở lại, thúc đẩy cách mạng chính quốc; rằng, cách mạng Việt Nam hồn tồn có đủ khả năng chủ động, tự tiến hành đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng
con người. Đồng thời, học thuyết trên cũng đã giải quyết đúng đắn, sáng tạo mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, giữa độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Nắm vững lý luận về cách mạng vô sản, về đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác – Lênin và xuất phát từ đặc điểm, điều kiện lịch sử cụ thể của xã hội Việt Nam trước cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã đưa ra những luận điểm sáng tạo về con đường cách mạng Việt Nam và đã giành được thắng lợi vẻ vang, cũng như đóng góp xứng đáng vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng tiên tiến của thời đại.