Về vai trị, vị trí của nhân dân

Một phần của tài liệu Ths, CTH tư tưởng chính trị thời thuộc pháp ở việt nam (Trang 37 - 41)

2.1. Tư tưởng chính trị duy tân

2.1.3. Về vai trị, vị trí của nhân dân

Nhận thức được vai trò của nhân dân đối với sức mạnh của đất nước, Trần Quý Cáp khích lệ ý chí, tinh thần học hỏi cái mới của sĩ phu, hy vọng tự cường, cứu giống nòi. Từ niềm tự hào dân tộc, từ thực tiễn của đất nước, từ sự thất bại của triều đình, thất bại của các phong trào yêu nước theo đường lối đấu tranh truyền thống, ông cùng với các Nho sĩ tiến bộ chủ xướng duy tân.

Khi đó, các Nho sĩ đầu thế kỷ XX đã được đọc những tác phẩm khơng hề có trong chương trình của khoa cử Nho giáo, đó là các tân thư, tân văn từ Trung Quốc du nhập vào nước ta. Tân thư, tân văn được coi như một trong những tiền đề tư tưởng quan trọng dẫn đến sự chuyển biến, duy tân tư tưởng và hành động của các Nho sĩ yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX. Tân thư, tân văn vào Việt Nam bằng nhiều con đường khác nhau, nhưng đều gặp khó khăn trong việc tuyên truyền sách vở cũng như tư tưởng vì vấp phải sự kiểm duyệt của nhà nước phong kiến và thực dân Pháp.

Trần Quý Cáp là Nho sĩ duy tân cùng thời với Phan Chu Trinh và Huỳnh Thúc Kháng. Ông đã thể hiện tư tưởng duy tân của mình bằng những hoạt động khá sơi nổi và mạnh mẽ. Trần Quý Cáp cho rằng, nước muốn độc lập, dân được tự do, thì một mặt, cần đấu tranh chống lại chế độ phong kiến quan liêu, chống thực dân, đế quốc; mặt khác, phải chú trọng đến phát triển dân trí. Như vậy, trong tư tưởng Trần Quý Cáp, quốc gia dân tộc độc lập, cường thịnh luôn gắn

phong trào duy tân là giáo dân, dưỡng dân và tân dân.

Về giáo dân, ông khuyên dân ta nên học chữ quốc ngữ, học các sách mới của nước ta, nước ngoài, đúc kết tư tưởng, đường lối Á, Âu thành tư tưởng, đường lối của ta. Khi dân ta đã nâng cao dân trí, hiểu biết mọi việc diễn ra trong nước và trên thế giới, hiểu được quyền lợi, văn minh thì sẽ giành được độc lập. Ơng là một trong số ít những nhà duy tân vừa tham gia chính quyền, vừa chủ động đi diễn thuyết cho dân chúng. Nội dung các bài diễn thuyết của ông chủ yếu vạch rõ các tập tục hủ lậu của nước ta, ngu hèn của dân ta, khơi dậy liêm sỉ, tinh thần tự hào dân tộc, yêu nước của dân ta. Ông là một người học rộng, tài cao, có đức, lại có danh vọng nên các cuộc diễn thuyết của ông luôn đông người nghe, tin và làm theo lời khuyến khích của ơng. Ơng mở trường dạy học theo mơ hình nghĩa thục. Nhà trường bồi dưỡng và nâng cao lịng u nước, tự hào dân tộc, chí tiến thủ cho quần chúng; truyền bá một nền tư tưởng mới và nếp sống văn minh tiến bộ; phối hợp hành động với các sĩ phu xuất dương và hỗ trợ cho phong trào Đông du, Duy tân đang phát triển trong cả nước.

Về giáo dục đào tạo, Trần Quý Cáp và những người khởi xướng, phát động phong trào duy tân bài xích khoa cử, chống đối Hán học, cổ động tân học, nhưng không phải là bài xích tất cả, chống đối tất cả, khơng q cuồng nhiệt vứt bỏ tồn bộ cái cũ, mà chủ trương tiếp thu cái mới, cái hay, chấn hưng, phát huy những tinh túy của truyền thống. Chủ trương khuyến học của Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng coi đối tượng chính là lớp người thiếu học ở nơng thơn, là số đông nhân dân lao động. Bởi, họ cần học để tiếp thu những kiến thức mới, để thoát khỏi cái tối tăm của cường quyền, để tham gia hội nông, hội thương…

Phát triển kinh tế, Ơng có tư tưởng và mong muốn cuộc sống của nhân

làm ăn của một đất nước nông nghiệp lạc hậu, kinh tế què quặt do thực dân khai thác, bóc lột, cịn người khốn khổ nhất là nhân dân lao động. Ơng viết Khuyến nơng ca, Bài ca hô hào hùn vốn buôn chung,… những mong phổ biến tư tưởng kinh tế mới, phương thức sản xuất mới. Điểm xuất phát trong tư tưởng mới về kinh tế của Trần Quý Cáp là quan điểm tương thân, tương ái, tương trợ của dân trong một nước, “đem tâm huyết nhiễm chan dịng máu đỏ”, “người có của, kẻ có cơng, xúm nhau lại cùng đem lịng thân ái”. Theo ông, khi người dân biết đoàn kết, cùng nhau làm kinh tế, dân sinh được cải thiện thì sẽ có điều kiện để đấu tranh giành độc lập. Mặc dù tính hiện thực trong tư tưởng và chủ trương của Trần Quý Cáp chưa cao, nhưng xét dưới góc độ phát triển của tư duy, có thể nói, tư tưởng của Trần Quý Cáp và các nhà duy tân là một bước tiến bộ về chất so với trí thức Nho học Việt Nam lúc bấy giờ.

Việc làm của ơng đã nâng cao dân trí, cải thiện rõ rệt dân sinh trong các vùng ông đã đi qua, đồng thời với đó, ơng trở thành cái gai càng ngày càng sắc nhọn trong con mắt của các nhà cầm quyền, cả phong kiến lẫn thực dân. Đối với thực dân Pháp và chế độ phong kiến tay sai, khi phong trào cải cách xã hội thâm nhập và lan rộng trong quần chúng, kết hợp với u cầu kinh tế của họ thì nó sẽ biến thành phong trào có tính chất bạo lực cách mạng. Trên thực tế, các sự kiện hội thương, hội nông, các cuộc diễn thuyết, mở trường dạy quốc ngữ,… chỉ là những phần nhỏ của phong trào chung để đi đến cuộc biểu tình địi giảm bớt sưu thuế của nhân dân miền Trung năm 1908. Đó có lẽ là cuộc biểu tình vĩ đại đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, với quy mơ và tính chất nằm ngồi dự kiến của các sĩ phu duy tân, trong đó có Trần Quý Cáp.

thức dã man và hèn hạ nhất, đó là chém giữa bãi sông chợ Cạn. Trước khi qua đời, Trần Quý Cáp vẫn thể hiện khí tiết của một vị anh hùng, vì nước, vì dân, khơng sợ gian nguy, sẵn sàng hy sinh.

Như vậy, từ một người được đào tạo trong chế độ khoa cử phong kiến, nhưng với tinh thần yêu nước cao độ, ông đã từ bỏ hẳn văn chương cử nghiệp, chuyên tâm đọc tân thư, theo tân học. Trong tư tưởng của ơng đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, từ tư tưởng Nho giáo sang tư tưởng dân chủ mang khuynh hướng phương Tây. Tư tưởng mới này ngay lập tức được ông chuyển thành hoạt động thực tiễn, từng bước thực hiện khát vọng đưa xã hội Việt Nam thốt khỏi cảnh đơ hộ, nước Việt Nam trở thành nước cường thịnh. Song, cũng cần phải thấy rằng, tư tưởng Trần Quý Cáp trước hết tiếp thu từ tư tưởng, tinh thần yêu nước truyền thống Việt Nam. Ông đã tiếp thu phong cách tư duy linh hoạt, tiếp biến, dung thông tư tưởng sáng tạo vốn là đặc sắc của lịch sử tư tưởng Việt Nam. Ông là Nho sĩ, quan lại, nhưng yêu nước, căm thù giặc, căm ghét chế độ phong kiến. Ông làm quan nhưng thân dân, gần dân, thấu hiểu nỗi thống khổ của dân, thấy được sức mạnh của dân. Ông và các nhà duy tân đều lấy cơ sở là dân, đấu tranh cho quyền dân chủ, quyền lợi thiết thực của dân, với các hoạt động như mở trường học, lập hội nông, hội thương, cải cách phong tục… Tư tưởng và hành động vì dân, vì nước của Trần Quý Cáp tiêu biểu cho tư tưởng và hành động yêu nước của trí thức Việt Nam đầu thế kỷ XX tự chuyển biến để đáp ứng nhu cầu dân tộc.

Nhìn chung, tư tưởng chính trị của Trần Quý Cáp phù hợp với trào lưu tư tưởng chính trị của đất nước, sự xuất hiện của trào lưu tư tưởng duy tân ở giai đoạn này là phát triển của tư tưởng duy tân giai đoạn trước đã có bước chuyển về lượng nhưng về bản chất vẫn bị ảnh hưởng bởi tư tưởng phong kiến chưa phản ánh đúng những mâu thuẫn cơ bản của xã hội. Những đề nghị cải cách có tính chất lẻ tẻ, rời rạc, nặng về chịu ảnh hưởng bên ngoài

mà thiếu cơ sở bên trong, chưa động chạm đến vấn đề cơ bản của thời đại là giải quyết hai mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu của xã hội Việt Nam bấy giờ là giữa nhân dân ta với thực dân Pháp xâm lược và giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

Một phần của tài liệu Ths, CTH tư tưởng chính trị thời thuộc pháp ở việt nam (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w