Giá trị thực tiễn

Một phần của tài liệu Ths, CTH tư tưởng chính trị thời thuộc pháp ở việt nam (Trang 73 - 78)

3.2. Giá trị của tư tưởng chính trị thời thuộc Pháp

3.2.2. Giá trị thực tiễn

Sự tiếp nhận các tư tưởng chính trị phương Đơng hay phương Tây đã khơi nguồn cho tư tưởng chính trị Việt Nam thời kỳ này và chúng trở thành một nhân tố đóng góp vào nội dung tư tưởng chính trị. Những nhân tố bên ngoài được đưa vào Việt Nam, nếu muốn phát huy được tác động của chúng đối với tư tưởng chính trị trong nước, bao giờ cũng phải thơng qua thực tiễn cách mạng Việt Nam, của nhu cầu, lợi ích và mục đích xã hội của nhân dân một nước thuộc địa, nửa phong kiến đang đấu tranh để tự giải phóng. Xuất phát từ thực tiễn, Nguyễn Ái Quốc và Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, chỉ ra con đường cách mạng phù hợp với yêu cầu giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội (giai cấp), giải phóng con người ở nước ta. Đó cũng là những minh chứng cho quy luật tiếp nhận văn hoá nhân loại của tâm thức dân tộc vốn đã có trong trường kỳ lịch sử dựng nước và giữ nước mà lúc này, được những người mácxít Việt Nam phát huy, sáng tạo lại với nội dung mới, yêu cầu mới của thực tiễn cách mạng. Giá trị những tư tưởng chính trị thời Pháp thuộc góp phần quan trọng

dạng, liên tục xuất hiện kể từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược (1858) đến lúc toàn bộ đất nước rơi vào tay giặc (1884). Nhưng đề nghị cải cách và những tư tưởng canh tân chịu ảnh hưởng bên ngoài mà thiếu cơ sở bên trong, chưa động chạm đến vấn đề cơ bản của thời đại là giải quyết hai mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu của xã hội Việt Nam bấy giờ là giữa nhân dân ta với thực dân Pháp xâm lược và giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

Đứng trước nguy cơ mất nước, các nhà tư tưởng Việt Nam bấy giờ chỉ biết làm theo mơ hình của các xã hội phát triển ở bên ngồi đem vào áp dụng ở nước ta, ít ai nghĩ rằng cần phải có những hậu thuẫn về mặt xã hội làm cơ sở vật chất bên trong thì các chương trình cải cách mới có thể thực hiện thành cơng được. Tuy nhiên những tư tưởng chính trị trong giai đoạn này cũng có những giá trị nhất định trong sự phát triển của lịch sử tư tưởng chính trị Việt nam và góp phần tạo ra những triển biến xã hội trong giai đoạn này.

Nằm trong quy luật chung của hình thái ý thức xã hội, tư tưởng chính trị thời thuộc Pháp chịu sự quy định của những điều kiện vật chất xã hội có tính lịch sử cụ thể, tính tất yếu, tính khách quan của xã hội Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ XX. Nền kinh tế thuộc địa, thực dân và nửa phong kiến là cơ sở để tạo ra những biến động xã hội; đồng thời, sự tác động của biến chuyển chính trị trở thành nhân tố trực tiếp tạo ra sự phát triển của tư tưởng chính trị đương thời. Ở đây, có sự tương ứng giữa q trình vận động của những điều kiện vật chất xã hội, của đời sống tinh thần dân tộc và tiến trình nảy nở, phát triển của những tư tưởng chính trị tiến bộ, cách mạng. Nếu ở những năm đầu của thế kỷ trước, cùng với bước đầu khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và phong trào cách mạng của các nhà duy tân là sự đề xướng tư tưởng canh tân theo theo hướng dân chủ tư sản; thì, từ những năm 30 về sau, tư tưởng chính trị mácxít tăng tiến ưu thế khi ách áp bức, bóc lột của thực dân Pháp và phát xít Nhật ngày càng đè nặng lên người dân nơ lệ nước ta, cùng với sự bất lực của

những tư tưởng chính trị khơng đáp ứng được những yêu cầu mới của dân tộc. Sự tiếp nhận các tư tưởng chính trị phương Đông hay phương Tây đã khơi nguồn cho tư tưởng chính trị Việt Nam thời kỳ này và chúng trở thành một nhân tố đóng góp vào nội dung tư tưởng chính trị. Những nhân tố bên ngồi được đưa vào Việt Nam, nếu muốn phát huy được tác động của chúng đối với tư tưởng chính trị trong nước, bao giờ cũng phải thông qua của thực tiễn cách mạng Việt Nam, của nhu cầu, lợi ích và mục đích xã hội của nhân dân một nước thuộc địa, nửa phong kiến đang đấu tranh để tự giải phóng. Mọi học thuyết dân chủ tư sản hay cải lương xã hội từ bên ngoài đã được các nhà Duy Tân chuyển thành tư tưởng của ta, mang tính dân tộc độc lập, tự cường, tính xã hội dân chủ, tiến bộ, tính quốc tế chống chủ nghĩa thực dân, đề cao văn minh nhân loại.

Sự phát triển của tư tưởng chính trị Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX là một q trình tiếp biến biện chứng; trong đó, xu hướng tư tưởng chính trị tiến bộ hơn, cách mạng hơn thay thế xu hướng tư tưởng cũ để đi đến vị thế độc tôn trên mặt trận tư tưởng chính trị. Tuy nhiên, sự chuyển giao, tiếp nối đã diễn ra một cách tự giác, dung hợp trên nguyên tắc và mục tiêu vì độc lập dân tộc, dân chủ xã hội và nhân văn hố con người. Và đó là điều kiện để sau này cho chúng ta thấy rõ sự thắng thế của tư tưởng chính trị của chủ nghĩa Mác - Lênin - tiên tiến nhất, đỉnh cao của tư tưởng nhân loại đã được Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc vận dụng sáng tạo và làm phong phú thêm, là biểu hiện sinh động và thuyết phục về sự phát triển của tư tưởng triết học chính trị ở nước ta. Đó là một bước chuyển về chất của đời sống ý thức xã hội Việt Nam. Đó cũng là q trình tư tưởng chính trị Việt Nam chuyển đổi từng

Giá trị những tư tưởng chính trị duy tân và dân chủ tư sản trong giai đoạn này đất nước góp phần quan trọng nâng cao dân trí, cải cách phong tục, chấn hưng đạo đức, thức tỉnh lòng yêu nước của người dân. Các đại biểu của tư tưởng chính trị của dân tộc nhận thấy sự yếu kếm về kinh tế, tri thức bị tụt hậu so với thế giới, mù mịt trong văn hóa người Việt Nam trong xã hội phong kiến. Thời đại mới vẫn chưa làm thay đổi được bộ mặt của xã hội Việt Nam nếu khơng muốn nói là dậm chân tại chỗ trong khung cảnh văn hóa Nho giáo và quân chủ đã thịnh hành từ hàng chục thế kỉ trước. Đồng thời các đại diện của tư tưởng chính trị canh tân muốn nhân dân ta thay đổi nếp sống mới, mong muốn cải cách xã hội triệt để thủ tiêu chiếc áo phong kiến lạc hậu,cũ kĩ. Muốn cứu dân tộc, khơng cịn con đường nào khác là phải đuổi kịp về mặt tri thức đối với các dân tộc khác, đưa dân tộc lên ngang tầm thời đại với các dân tộc khác. Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể cùng sinh tồn và cạnh tranh với họ. Các đại biểu tư tưởng canh tân đã thấy được rất xa là phát triển dân tộc quan trọng khơng kém độc lập dân tộc. Góp phần nâng cao dân trí, mặc dù lúc bấy giờ chữ Quốc ngữ cịn có nhiều nhược điểm nhưng so với chữ Nơm thì lại đơn giản, tiện lợi, có tính khoa học hơn nhiều, do đó rất hữu ích cho việc truyền bá chủ nghĩa Duy tân và nâng cao dân trí. Cái phong thái của nhà Nho ngồi nắn nót từng chữ để thành rồng thành phượng với ngịi bút lơng mềm mại phải được thay bằng tư thế gọn gàng nhanh nhẹn của con người mới với ngòi bút sắt cứng cáp, đủ sức vạch mặt quân thù. Vì vậy các nhà lãnh đạo phong trào bèn ra sức hô hào học chữ Quốc ngữ đã tạo ra những điều kiện thay đổi về tri thức và thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân.

Nội dung tư tưởng chính trị thời kỳ này được biểu hiện tập trung ở yêu cầu giải quyết những vấn đề về độc lập dân tộc và dân chủ xã hội. Đó là những vấn đề cấp thiết, chủ yếu, có tính quyết định đối với vận mệnh đất nước, buộc mọi hoạt động tư tưởng phải giải quyết. Chính từ nội dung trên,

các tư tưởng chính trị đã được thử thách, kiểm nghiệm và được xác định tính đúng đắn, tính tích cực cùng với giá trị khoa học và giá trị thực tiễn của chúng. Nói cụ thể hơn, tư tưởng chính trị của dân tộc lúc này tập trung giải quyết vấn đề lợi ích dân tộc và sự phát triển của xã hội: tiến bộ dân trí, văn minh xã hội, cải cách dân quyền, giành quyền trực trị hay độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội, định hướng, mục đích, lý tưởng xã hội: quốc gia tự chủ, xã hội dân chủ tư sản, xã hội văn minh phương Tây hay xã hội cộng sản chủ nghĩa Con đường cứu nước, cứu dân, sách lược chính trị – xã hội, đường lối phát triển xã hội: ý thức dân tộc cổ truyền, tinh thần Tam giáo, niềm tin tôn giáo, thực hành duy tân, cổ động cải lương, hoạt động bạo động, cách mạng quốc gia hay cách mạng xã hội chủ nghĩa, cách mạng vơ sản, động lực, lực lượng giải phóng dân tộc, thay đổi, phát triển xã hội: Nho sĩ thức thời, trí thức tân tiến, quốc dân ái quốc, ái quần, cá nhân anh hùng hay khối đại đoàn kết toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, con người Việt Nam, phẩm chất, diện mạo, thân phận và giá trị của nó trong hiện tại và trong tương lai.

Nhìn chung, sự xuất hiện của trào lưu tư tưởng chính trị của đất nước ở giai đoạn này cho thấy nó khơng phải là sản phẩm của những yêu cầu phát triển nội tại lâu dài trước đó, mà là của một thời kì nguy cấp của lịch sử dân tộc cuối thế kỉ XIX. Nhưng đề nghị cải cách chịu ảnh hưởng bên ngoài mà thiếu cơ sở bên trong, chưa động chạm đến vấn đề cơ bản của thời đại là giải quyết hai mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu của xã hội Việt Nam bấy giờ là giữa nhân dân ta với thực dân Pháp xâm lược và giữa nông dân với địa chủ phong kiến, nhưng đó là bước chuyển biến lớn về mặt tư tưởng chính trị và làm dấy lên phong trào yêu nước của nhân dân ta.

Một phần của tài liệu Ths, CTH tư tưởng chính trị thời thuộc pháp ở việt nam (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w