Tư tưởng chính trị của Phan Chu Trinh

Một phần của tài liệu Ths, CTH tư tưởng chính trị thời thuộc pháp ở việt nam (Trang 41 - 53)

2.2. Tư tưởng chính trị dân chủ tư sản

2.2.1. Tư tưởng chính trị của Phan Chu Trinh

Phan Chu Trinh sinh năm 1872, tại làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ , tỉnh Quảng Nam. Ơng là con của một gia đình quan võ của triều đình phịng kiến đương thời. Cha là Phan Văn Bình có lịng u nước nhiệt tình , người đã hưởng ứng phong trào Cần Vương , nhưng sau đó việc khơng thành nên đã bị mưu sát trong phong trào của nghĩa quân ở Quảng Nam. Phan Chu Trinh là người thông minh, nổi tiếng học giỏi , nhưng thi hương hai lần đều không đỗ, nhưng ơng khơng nản chí mà quyết tâm theo học và đến năm 1900 thì đỗ cử nhân, năm 1901 thi đỗ phó bảng, xếp thứ 13. Năm 1902, ơng học trường Hậu bổ và được nhậm chức quan Thừa biện Bổ Lễ. Trước cảnh thối nát của triều đình nhà Nguyễn, ơng chán nản vì khơng thực hiện được hồi bão đem tài sức để cứu dân , cho nên một thời gian ơng đã bỏ quan về q tìm con đường cứu nước.

Sau khi phong trào Cần Vương thất bại, phong trào giải phóng dân tộc lâm vào cuộc khủng hoảng tư tưởng. Thất bại đó cho thấy ngọn cờ qn chủ khơng thể giải quyết được những vấn đề chính trị của đất nước lúc bấy giờ, triều đình nhà nguyễn về cơ bản đã chịu làm bù nhìn cho Pháp. Trong hồn cảnh đó, tư tưởng tư sản dân quyền đã được các sĩ phu yêu nước tiếp nhân như một làn gió mới. Phan Chu Trinh là người đầu tiên đề xướng tư tưởng

Tư tưởng chính trị của Phan Chu Trinh có vai trị, vị trí quan trọng trong tiến trình lịch sử tư tưởng Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

Thứ nhất, về mục đích cách mạng

Các sĩ phu yêu nước đưa ra hai nhiệm vụ cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc là dân chủ và dân chủ. Qua tân thư các sĩ phu yêu nước nhận định để giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội mới thì cần thiết phải tuyên truyền tư tưởng dân chủ tư sản trong nhân dân thì mới có thể cải biến được nhận thức xã hội, thực hiện mục tiêu cách mạng.

Trong vấn đề này có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề giải phóng dân tộc thì nhiệm vụ đặt ra là dân tộc và dân chủ.

Trong khi Phan Bội Châu và những người chí sĩ cùng chí hướng đi từ lập trường quân chủ sang dân chủ thì Phan Chu Trinh ngay từ đầu đã đi theo lập trường tư tưởng dân chủ và ông ra sức chống quân chủ. Phan Chu Trinh xuất thân từ con đường Nho học, đã từng đỗ Phó bảng và làm Thừa biện bộ Lễ, nhưng do chứng kiến cảnh mục nát của triều đình nhà Nguyễn và chán cảnh quan trường, ơng đã giao du với những người có tư tưởng canh tân và sau này là một trong những người khởi xướng phong trào Duy tân ở miền Trung cùng với Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng.

Dù ơng rất đau xót trước tình cảnh của đất nước bị thực dân Pháp đô hộ, nhân dân phải chịu cảnh lầm than chịu sự bóc lột, nhưng trong tư tưởng của Phan Chu Trinh là trước mắt chưa nên đặt nhiệm vụ giành độc lập dân tộc khôi phục chủ quyền quốc gia mà phải “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”. Từ đó ơng đưa ra nhưng quan điểm và chỉ đạo hoạt động thực tiễn đấu tranh địi chính quyền thuộc địa sửa đổi chính sách cai trị hiện hành giúp nhân dân Việt Nam từng bước tiến đến văn minh. Phan Chu Trinh đề cao vấn đề tự lực khai hóa.

Theo Phan Chu Trinh, ông cho rằng cần phải truyền bá tư tưởng trước. “Nếu khơng đập tan được nền qn chủ thì dù có khơi phục được nước cũng khơng phải là hạnh phúc của dân”[6].

Trong vấn đề mục tiêu cách mạng thì Phan Chu Trinh cho rằng việc truyền bá tư tưởng dân chủ tư sản quan trọng hơn và là nhiệm vụ trước tiên phải thực hiện, tiếp theo mới là mục tiêu giành độc lập dân tộc.

Quan điểm của Phan Bội Châu lại cho rằng nhiệm vụ quan trọng là phải đánh đổ thực dân phong kiến, từ đó mới có những điều kiện để thực hiện dân chủ, theo ông. “Dân đã khơng cịn, chủ đâu mà có?”[6].

Như vậy trong tư tưởng của Phan Châu Trình là phải thực hiện dân chủ tư sản là nhiệm vụ quan trong cần thực hiện trước tiên. Theo ông việc quan trọng là phải truyền bá tư tưởng dân chủ tư sản đến quần chúng nhân dân, cho nhân dân thấy được quyền làm chủ đất nước của họ, thấy được quyền lợi và trách nhiệm của người dân trước tình hình của đất nước, muốn làm được như vậy phải nâng cao nhận thức của người dân. Tuy nhận thức của Phan Chu Trinh có nhiều điểm mới tiến bộ, tuy nhiên ơng vẫn chưa nhìn thấy bản chất những mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, từ đó đưa ra mục tiêu cách mạng chưa phù hợp kết quả là những tư tưởng của ông qua thực tiễn chứng minh đã thất bại.

Thứ hai, về phương pháp cách mạng

Trong toàn bộ di sản Tư tưởng của Phan Chu Trinh đây là một vấn đề phức tạp. Nếu lập trường cách mạng thể hiện bằng chiến lược cách mạng, thì phương pháp cách mạng lại thể hiện sách lược đấu tranh. Nếu chiến lược cách mạng được quy định bởi kết cấu mâu thuẫn xã hội cơ bản, đòi hỏi người cách

trình đấu tranh giữa các thế lực đối lập nhằm đạt được những kết quả nhất định trong giai đoạn đấu tranh. Phương pháp cách mạng bao hàm nhiều hình thức nhiều thủ đoạn nhưng tựu chung lại nằm trong hai cách thức cơ bản là đấu tranh bạo đông và đấu tranh bất bạo động (ơn hịa hay cải lương).

Phân biệt hai xu hướng cải lương và bạo động cũng chỉ mang tính chất tương đối, thực ra mới căn cứ vào phương thức hành dộng do các ông đề xuongs nhằm mụ tiêu giành độc lập cho dân tộc. Còn theo diễn biến những hoạt động của của các nhà yêu nước thời đó, khó có thể nêu lên rõ ranh giới rạch rịi giữa hai xu hướng trong phương pháp cách mạng của các ông. Phan Chu Trinh là người nêu lên chủ thuyết bất bạo động, nhưng cũng đến khi phải thốt lên “ đối với nước ta ngày nay, nếu không gọi quốc dân nổi dậy, đồng hiệp lực, tranh đấu quyết liệt với vua ác quan nhơ để nhổ rễ lấp nguồn của quan chủ chun chế, qt sạch nó đi, thì quốc dân ta quyết khơng trở lại lúc thấy bóng mặt trời nữa”[96, tr.276].

Theo Phan Chu Trinh thì ơng khơng tán thành bạo động theo ông “bạo động là chết”, lời giải đáp của ơng được gải thích và để trong di khảo cịn lại của ông “chẳng kẻ yếu mạnh; chẳng xem thời thế để tính lợi hại mà dùng trăm phương ngàn kế để khơi mối loạn với người Pháp, đưa tác đạn thuốc súng vào trong đám mù, làm cho trẻ đứt đầu, chân lìa, máu chảy, chết chóc la liệt” [81, tr.238-239].

Về cơ bản, điều quán triệt trong tư tưởng của Phan Chu Trinh vẫn là dùng biện pháp ơn hịa, nâng cao dân trí của nhân dân. Ơng chủ trương “khai dân trí, chấn dân khi, hậu dân sinh”. Quan điểm không bạo động của ông có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:

Một là, Trong vấn đề phương pháp cách mạng, Phan Chu Trinh trong

bối cảnh lịch sử của dân tộc, trước lực lượng giữa các kẻ thù là thực dân Pháp đế và bè lũ tay sai của triều đình phong kiến nhà nguyễn, với lực lượng cách

mạng là một sự chênh lệch lớn về nhiều mặt. Hai thế lực đang thống trị đất nước là thực dân Pháp và triều đình phong kiến nhà nguyễn đang bao trùm đất nước và dân tộc, trong khi đó lực lượng yêu nước và lực lượng những người làm cách mạng còn yếu và thiếu về nhiều mặt, rời rạc chưa được kết nối với nhau, nhận thức về các vấn đề chính trị cịn khác nhau giữa các nhà tư tưởng lớn của dân tộc. Nhân dân chưa được thức tỉnh về sự tồn vong của dân tộc, họ đang phải chịu cảnh một ách hai trịng khơng lối thốt nhưng họ cũng đang rơi vào cảnh bế tắc bởi nhiều cuộc đấu tranh rơi vào thất bại. Trước tình cảnh đất nước như vậy Phan Chu Trinh đã có những tư tưởng về phương pháp cách mạng là đấu tranh bất bạo động. Quan điểm về đấu tranh bất bạo động của Phan Chu Trinh được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá là cải lương, chưa phù hợp với tình hình của đất nước và yêu cầu của cách mạng, tuy nhiên nếu xem xét đánh giá một cách cụ thể bối cảnh lịch sử của đất nước, của ta với các kẻ thù thì mới đánh giá đúng bản chất của tư tưởng đó.

Hai là, Trước tình cảnh của đất nước lúc bấy giờ nếu có dồn hết lực

lượng để dùng bạo lực cách mạng với kẻ thù thì cũng sẽ dẫn tời thất bại. Theo Phan Chu Trinh, ông cho rằng cần phải truyền bá tư tưởng trước. “Nếu không đập tan được nền quân chủ thì dù có khơi phục được nước cũng khơng phải là hạnh phúc của dân”[6].

Trước những thập niên đầu của thế kỷ XX, tất cả các cuộc đấu tranh bạo động, khởi nghĩa vũ trang đều dẫn tới thất bại. Có thể chỉ ra như cuộc khởi nghĩa Tây sơn của Cao Bá Quát (Tự Đức năm thứ 7, 1854), nhằm chống lại nhà Nguyễn đương thời, Tôn Thất Thuyết tấn công quân Pháp tại kinh thành Huế (1885), khi bộ máy thống trị của thực dân Pháp đã bao trùm lên

(1906-1913), cuộc khởi nghĩa của vua Duy Tân – Thái Phiên – Trần Cao Vân ở một tỉnh miền Trung (1916) và hàng loạt cuộc khởi nghĩa trong những năm 1930-1940 (Yên Bái, Nghệ Tĩnh, Nam Kỳ) là những cuộc khởi nghĩa hào hùng nhưng đều bị dìm trong biển máu. Như vậy chúng ta có thể thấy khơng hẳn là tài tổ chức, lãnh đạo, mà chủ yếu về tương quan lực lượng có thể quyết định tới sự thắng lợi hay thất bại của các cuộc đấu tranh.

Trong tư tưởng của Phan Chu Trinh thì bạo động và bất bạo động đều có thể là phương pháp cách mạng xã hội. Và phương pháp cụ đã chọn dựa trên tình hình thực tiễn của đất nước và sự tương quan lực lượng giữa ta và địch. Theo Phan Chu trinh muốn cứu dân tộc, khơng cịn con đường nào khác là phải đuổi kịp về mặt tri thức đối với các dân tộc khác, đưa dân tộc lên ngang tầm thời đại với các dân tộc khác. Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể cùng sinh tồn và cạnh tranh với họ. Phan Chu Trinh đã thấy được rất xa là phát triển dân tộc quan trọng không kém độc lập dân tộc. Mặc dù lúc bấy giờ chữ Quốc ngữ cịn có nhiều nhược điểm nhưng so với chữ Nơm thì lại đơn giản, tiện lợi, có tính khoa học hơn nhiều, do đó rất hữu ích cho việc truyền bá chủ nghĩa Duy tân và nâng cao dân trí. Cái phong thái của nhà Nho ngồi nắn nót từng chữ để thành rồng thành phượng với ngịi bút lơng mềm mại phải được thay bằng tư thế gọn gàng nhanh nhẹn của con người mới với ngòi bút sắt cứng cáp, đủ sức vạch mặt quân thù.

Phan Chu Trinh đã thấy được trong sự phát triển dân tộc quan trọng khơng kém độc lập dân tộc. Nếu có độc lập dân tộc mà người dân bị bưng bít thơng tin, ngu muội so với các dân tộc khác thì sớm hay muộn, chúng ta sẽ lại bị phụ thuộc hồn tồn vào ngoại bang. Từ quan điểm đó, Phan Chu Trinh đã cùng với hai người bạn tâm huyết nhất của mình là Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng, phát động phong trào Duy tân vào năm 1906. Cả ba ông đã đi khắp mọi miền đất nước, mở trường dạy những môn khoa học mới của

phương Tây. Đến đâu các ơng cũng gióng trống mời gọi người dân trong làng ra nghe những tư tưởng mới, những giá trị mới của phương Tây. Phong trào nhanh chóng lan rộng từ Trung Kỳ ra cả nước. Chỉ hai năm sau, sự kiện “Trung Kỳ biến” long trời nổ đất đã nổ ra, chấn động tớ tận nước Pháp. Nhìn lại phong trào Duy tân, chúng ta thấy đây là một cuộc khai hóa tư tưởng thuần túy để nâng cao nhận thức người dân chứ không phải là một cuộc khởi nghĩa vũ trang. Mục đích của phong trào là truyền bá cho người dân Việt Nam những kiến thức và tư tưởng mới, giúp người dân ý thức được cơng cuộc tồn cầu hóa đang diễn ra và mình phải vươn tới để hịa nhập vào thế giới ấy.

Ngoài việc giảng dạy là chính trường cịn tổ chức những buổi diễn thuyết, bình thơ văn, cổ động học chữ quốc ngữ, lập ra các “Hội bun” gọi là “Quốc thương” để kiếm tiềm nuôi thầy giáo mở thêm trường học, cung cấp sách vở cho học sinh. Sau một thời gian ngắn, nhiều trường học, cơ sở văn hóa đã tổ chức rải rác ở khắp các vùng quê tỉnh Quảng Nam, nhằm tạo ra một mẫu người tồn vẹn vời bộ óc sáng suốt trong một thân thể tráng kiệt. Một số trường học nổi bật được hình thành trong thời kỳ này như trường Dục Thanh (Phan Thiết), do các cụ Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng khởi xướng. Nhà yêu nước Nguyễn Tất Thành cũng đã có thời gian giảng dạy ở trường này. Chỉ trong năm 1906, riêng tỉnh Quảng Nam đã có tới 40 trường lớn nhỏ được thành lập. Đặc biệt, trường Diên Phong là tiêu biểu nhất về tổ chức cũng như về nội dung giảng dạy trong phong trào Duy Tân, cải cách ở vùng đất Quảng. Bên cạnh đó là trường Phú Lâm, thuộc huyện Tiên Phước. Trường do ông Lê Cơ là bà con của Phan Chu Trinh chỉ đạo. Trong trường có lớp riêng của nữ sinh. Ông đã đào tạo hai cơ giáo phụ trách lớp này. Đó là lớp nữ đầu tiên ở

Như vậy, về phương pháp cách mạng Phan Chu Trinh đã chọn con đường đấu tranh bất bạo động với những hình thức cụ thể nhằm tuyên truyền tư tưởng dân chủ tư sản, nâng cao nhận thức của nhân dân về dân chủ dân quyền, mở mang dân trí nhằm tạo ra sức mạnh tự lực tự cường của dân tộc.

Thứ ba, về vai trị, vị trí của nhân dân

So với các nhà tư tưởng canh tân, Phan Chu Trinh tiến bộ hơn, ơng đã nhìn thấy được vai trị của người dân trong phong trào chấn hưng đất nước. Vì vây, một trong những nội dung quan trọng nhất của tư tưởng dân chủ Phan Chu Trinh là: khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh. Có thể nói rằng, đây là cống hiến xuất sắc của Phan Chu Trinh trong quá trình chuyển biến tư tưởng chính trị của dân tộc. Có thể thấy, trong tư tưởng và hành động của Phan Chu Trinh bao giờ cũng hướng đến nhân dân. Muốn khai thơng dân trí, giành độc lập cho dân tộc, ông chủ trương cải cách bằng việc mở các trường học, đem thực tài mà giảng dạy, dùng các hình thức thơ ca, sách vở, báo chí diễn thuyết để mở mang trí khơn và thức tỉnh lịng người.

Trong lúc đó thì xã hội Việt Nam rên xiết dưới sự bạo tàn của thực dân, phải cam chịu nơ lệ, bộ phận Nho sỹ vẫn chìm đắm trong hư văn, chưa kịp chuyển biến theo thời thế. Phan Chu Trinh nhận ra rằng, chính tình cảnh ấy sẽ làm cho đất nước nhanh chóng đi vào con đường suy tàn. Chí hướng Phan Chu Trinh là muốn đuổi giặc ngoại xâm mà giải phóng dân tộc. Điều đó là cái ý nguyện chung cho tất cả nhân dân lúc bấy giờ và đặc biệt là của những người có học, là hạng người thống trị về tư tưởng lúc đó. Cịn nền giáo dục coi trọng văn chương phù phiếm mà coi nhẹ lao động chân tay đã tạo ra khơng ít những con người thích phẩm hàm, quan tước để mong một chốn nương thân trong chế độ thực dân phong kiến thối nát. Đến lúc mất nước, chế độ phong kiến và nền khoa cử ấy vẫn mặc nhiên khơng kịp thay đổi cách nhìn

để cứu dân tộc khỏi cảnh nô lệ. Kiến thức Nho học khơng cịn phù hợp, khơng có khả năng lý giải những hiện tượng mới nảy sinh của đời sống xã hội.

Một phần của tài liệu Ths, CTH tư tưởng chính trị thời thuộc pháp ở việt nam (Trang 41 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w