Tư tưởng về mục tiêu cách mạng

Một phần của tài liệu Ths, CTH tư tưởng chính trị thời thuộc pháp ở việt nam (Trang 33 - 35)

2.1. Tư tưởng chính trị duy tân

2.1.1. Tư tưởng về mục tiêu cách mạng

Trần Quý Cáp cũng như các chí sĩ đương thời đều có một mục tiêu chung là giành độc lập cho dân tộc, tuy nhiên tư tưởng của ông chỉ dừng lại ở chỗ muốn đổi mới phát triển đất nước, chủ trương phê phán chế độ phong kiến thối nát, nhưng chưa nhìn thấy những mâu thuẫn chính trị cơ bản của dân tộc.

Năm 1905, trên đường vào Nam, tại Bình Định, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp đã lấy tên Đào Mộng Giác làm các bài thơ Chí thành thơng thánh và Lương ngọc danh sơn để bài xích khoa cử, cổ động tân học, gây tiếng vang lớn, lay động tư tưởng các trí thức Nho học. Trần Quý Cáp là Nho sĩ duy tân cùng thời với Phan Chu Trinh và Huỳnh Thúc Kháng. Ông đã thể hiện tư tưởng duy tân của mình bằng những hoạt động khá sơi nổi và mạnh mẽ. Trần Quý Cáp cho rằng, nước muốn độc lập,

luôn gắn liền với tự do, văn minh, phú cường của đời sống nhân dân. Ông tiếp thu tư tưởng nhân nghĩa, trọng dân trong lịch sử tư tưởng dân tộc. Đồng thời, ông đã tổ chức, cổ động, tham gia cả ba mặt của phong trào duy tân là giáo dân, dưỡng dân và tân dân.

Trần Quý Cáp là một chí sĩ yêu nước, tư tưởng và hoạt động cứu nước của ông đại diện cho tư tưởng và hành động của lớp trí thức Nho học Việt Nam trưởng thành đầu thế kỷ 20. Trần Quý Cáp đã thể hiện quá trình chuyển biến tư tưởng của ơng, thể hiện tư tưởng yêu nước, hy sinh vì dân, vì nước của ơng, như Phú Hồn bích quy Triệu, Tặng Phan Bội Châu, Vãn quá Hải Vân sơn, Đà nẵng cảm hoài, Sĩ phu tự trị luận, Tôn chỉ Duy tân, Đánh đổ quan tham lại nhũng, Bài hát khuyến học chữ quốc ngữ, Phản đối cái học từ chương, Nhắn các nhà vọng tộc, Khuyến nông ca, Bài ca hô hào hùn vốn bn chung, Trúc thất hồnh sơn phú, Bài ca trù, Bài thơ cái trống, Bài thơ nước lụt…

Trần Quý Cáp trưởng thành trong thời kỳ lịch sử đặc biệt, đó là khi chủ quyền dân tộc khơng cịn, vua quan nhà Nguyễn khơng cịn thực quyền, nhân dân khốn khổ trong vịng kìm kẹp, bóc lột của thực dân, phong kiến với vơ vàn những khó khăn và bất cơng. Trần Q Cáp thấu hiểu tình cảnh đó của nước, của dân. Khi tiếp thu tư tưởng yêu nước của dân tộc với những đặc trưng của một đất nước bị ảnh hưởng bởi hàng nghìn năm phong kiến, cùng với vốn kiến thức uyên thâm, ông đã thể hiện tư tưởng yêu nước theo khuynh hướng duy tân.

Nhưng tư tưởng cơ bản chủ yếu của ông, là tư tưởng về vấn đề trung thành với đất nước, tư tưởng về vai trị và vị trí của nhân dân và tư tưởng về phát triển xã hôi. Các tư tưởng này của Trần Quý Cáp được xem xét đánh giá dưới quan điểm của khoa học chính trị, những tư tưởng đó xuất hiện trong bối cảnh đất nước đang bị đô hộ bởi thực dân Pháp. Tất cả những tư tưởng đó

nhằm mục tiêu đổi mới đất nước, nâng cao sức mạnh của đất nước hướng tới tự chủ thoát khỏi nạn ngoại xâm.

Trần Quý Cáp sinh ra và trưởng thành trong xã hội phong kiến Việt Nam với nhiều biến động, và chịu ảnh hưởng bởi những tư tưởng của xã hội phong kiến nói chung, và tư tưởng chính trị của xã hội phong kiến nói riêng.

Tuy nhiên từ thực tiễn đất nước bị ngoại xâm, với những phản ứng bất lực nhu nhược của triều đình phong kiến nhà nguyễn trước sự xâm lược của thực dân Pháp. Quan điểm của ông về sự trung thành đã có một bước phát triển. Sự “trung” của các nho sĩ yêu nước đó phải là sự trung thành với đất nước, đặt vị trí, vận mệnh của đất nước, quốc gia, dân tộc lên tối cao, từ đó thể hiện tư tưởng và hành động “trung” của mình. Như vậy tư tưởng đó đã thể hiện đúng đắn vấn đề chính trị của quốc gia.

Một phần của tài liệu Ths, CTH tư tưởng chính trị thời thuộc pháp ở việt nam (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w