Cơng tác tun truyền có vai trị rất lớn trong sự nghiệp cách mạng cũng như trong tiến trình phát triển của xã hội lồi người. Vai trò quan trọng của cơng tác tun truyền thể hiện ở chỗ, nó truyền bá, phổ biến hệ tư tưởng cách mạng trong xã hội, trước hết là trong các lực lượng xã hội tiên tiến, khơi dậy tính sáng tạo cách mạng của quần chúng, động viên lực lượng quần chúng tham gia sự nghiệp cách mạng, góp phần tổ chức các phong trào cách mạng, chuẩn bị tiền đề về tư tưởng, lý luận và con người cho các cuộc cách mạng.
C.Mác đã viết: “Vũ khí của sự phê phán cố nhiên không thể thay thế được sự phê phán của vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể đánh đổ bằng lực lượng vật chất, nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng”. Vai trị của cơng tác tuyên truyền là làm cho “lý luận thâm nhập vào quần chúng” để qua đó “trở thành lực lượng vật chất”. Sự giác ngộ của quần chúng về lý tưởng và nhiệm vụ cách mạng là một sức mạnh, thậm chí cịn là nguồn gốc của các sức mạnh khác.
Là một bộ phận của công tác tư tưởng, công tác tuyên truyền đóng vai trị hết sức quan trọng trong việc xây dựng Đảng vững mạnh. Đồng thời, cơng tác tun truyền góp phần xậy dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người Việt Nam có ý thức làm chủ, ý thức trách nhiệm cơng dân; có tri thức và sức khỏe; sống có văn hóa và tình nghĩa; giàu lịng yêu nước và tinh thần quốc tế trong sáng. Mặt khác, cơng tác tun truyền cịn góp phần đắc lực vào cuộc đấu tranh tư tưởng, chính trị của Đảng, đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hịa bình” của các thế lực thù địch đối với cách mạng nước ta, góp phần bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội.
Chính vì vậy, tun truyền đấu tranh chống tiêu cực trong hoạt động kinh doanh của các tiểu thương hiện nay là thực sự cần thiết. Thời gian vừa qua, việc chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã dẫn đến sự thay đổi diện mạo xã hội trên mọi phương diện: kinh tế, văn hóa, đạo đức…. Mặt khác, nền kinh tế thị trường phát triển làm phát sinh nhiều vấn đề tiêu cực trong xã hội, đạo đức kinh doanh của các tiểu thương đang dần xuống cấp. Nhiều tiểu thương coi trọng đồng tiền nên có lối kinh doanh lệch lạc, tình trạng hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn tràn lan, gây hoang mang và ảnh hưởng lớn đến lợi ích của người tiêu dùng. Mặt trái của nền kinh tế thị trường đã khiến cho mối quan hệ hàng hóa – tiền tệ được đề cao đến mức tuyệt đối. Mọi thứ thành hàng hóa đều có thể mua bán được, họ coi trọng giá trị vật chất mà xem thường giá trị văn hóa, đạo đức. Biểu hiện này khơng chỉ dẫn đến sự lệch lạc, biến dạng về nhân cách của cá nhân mà còn là nguy cơ đối với sự hình thành nhân cách của cả một thế hệ.
Do vậy, để ngăn chặn những tiêu cực này xảy ra địi hỏi cơng tác tuyên truyền của các cấp chính quyền, ban ngành có liên quan cần phải thường xuyên và cụ thể hơn nữa. Những hoạt động, làm ăn kinh tế, kinh doanh bn bán, làm giàu chính đáng được xã hội thừa nhận cần phải được phát huy, thừa nhận và nhân rộng trong xã hội. Các tiểu thương cần có những hoạt động bn bán tích cực, sáng tạo, đem lại lợi ích cho gia đình, cộng đồng và xã hội.