Xuất phát từ thực tiễn hoạt động kinh doanh của tiểu thương

Một phần của tài liệu Ths-CTH-Tuyên truyền chống tiêu cực trong hoạt động kinh doanh của tiểu thương ở quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 30 - 32)

Thời gian vừa qua, bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới tiếp tục chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, thu nhập của người lao động không ổn định, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm tăng cao đã ảnh hưởng tới sức mua của dân cư. Bên cạnh đó, tâm lý của người tiêu dùng vẫn có xu hướng thắt chặt chi tiêu trong điều kiện kinh tế khó khăn hiện nay. Thị trường tiêu thụ hàng hóa

thu hẹp, nhu cầu tiêu dùng giảm sút dẫn đến sự khó khăn của nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế trọng điểm. Ở trong nước, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực: hạn chế lạm phát, kích cầu để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường, giảm nợ xấu.

Tuy nhiên, hiện tượng kinh doanh, vận chuyển hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng có nhiều diễn biến phức tạp. Qua cơng tác kiểm tra, kiểm sốt thực tế thị trường cho thấy hàng giả, hàng nhái xuất xứ bằng nhiều phương thức, cả công khai lẫn lén lút vẫn được lưu thông trên thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng tinh vi, phức tạp. Các chủ kinh doanh thường tập kết hàng ở các khu vực ven đô, các tỉnh lân cận, chia nhỏ hàng hóa rồi vận chuyển nhỏ lẻ vào địa bàn để tiêu thụ hàng hóa, gây khó khăn cho cơng tác kiểm tra kiểm sốt thị trường trên địa bàn. Tình trạng vi phạm trong lĩnh vực an tồn thực phẩm có nhiều diễn biến phức tạp với hàng loạt các vụ việc lớn vi phạm về kinh doanh nguyên liệu, phụ gia thực phẩm nhập lậu hoặc không đảm bảo chất lượng lần lượt bị kiểm tra xử lý.

Hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ ngày càng có xu hướng gia tăng về số lượng và tinh vi về thủ đoạn, phương thức hoạt động của các chủ kinh doanh. Nắm bắt được thực trạng đó, các cơ quan hữu quan đã tập trung kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các siêu thị, cửa hàng kinh doanh lớn trên một số tuyến phố trọng điểm nhằm ngăn chặn và xử lý kịp thời hạn chế tối đa hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ đến tay người tiêu dùng.

Tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc tăng cường kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, việc sử dụng các chất phụ gia, phẩm mầu công nghiệp, nguồn cung cấp nguyên liệu chế biến thực phẩm, thực phẩm đông lạnh, hạn sử dụng. Đối tượng tập trung kiểm tra là các cửa hàng ăn uống,

siêu thị, chợ và các quầy thức ăn đường phố về việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm. Kiểm tra, kiểm soát các điểm kinh doanh, kinh doanh thịt các loại tại các chợ, nhà hàng, quầy bán thực phẩm...

Xuất phát từ thực tế phức tạp trong việc kinh doanh của tiểu thương thì việc các cơ quan hữu quan tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát chặt chẽ là điều hết sức quan trọng. Đây là hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân trống các tiêu cực trong hoạt động kinh doanh.

Một phần của tài liệu Ths-CTH-Tuyên truyền chống tiêu cực trong hoạt động kinh doanh của tiểu thương ở quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w