Tăng cường sự quan tâm của lãnh đạo, chỉ đạo, quản lí của cấp ủy, chính quyền các cấp đối với hoạt động tuyên truyền về chống tiêu cực

Một phần của tài liệu Ths-CTH-Tuyên truyền chống tiêu cực trong hoạt động kinh doanh của tiểu thương ở quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 75 - 77)

ủy, chính quyền các cấp đối với hoạt động tuyên truyền về chống tiêu cực trong hoạt động kinh doanh của tiểu thương

Quận Thanh Xuân là một địa bàn trọng điểm của thành phố Hà Nội, vì vậy tăng cường sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo, quản lí của cấp ủy, chính quyền các cấp đối với hoạt động tuyên truyền về tiêu cực trong hoạt động kinh doanh của tiểu thương là thực sự cần thiết.

Công tác tuyên truyền chống tiêu cực trong hoạt động kinh doanh của tiểu thương trên địa bàn quận Thanh Xuân phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí của Nhà nước. Các cán bộtư tưởng của quận ủy Thanh Xuân (bao gồm cán bộ chuyên trách và bán chuyên trách), cơ quan tuyên giáo cấp ủy, Ban Thường vụ quận ủy Thanh Xuân là lực lượng tham mưu giúp cấp ủy đảng chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác tuyên truyền chống tiêu cực trong hoạt động kinh doanh trên địa bàn quận hiện nay. Cùng với đó, cán bộ tuyên truyền và các cơ quan có chức năng giải quyết những vấn đề tiêu cực trong hoạt động kinh doanh thì cơ quan tuyên giáo cũng là lực lượng trực tiếp tiến hành công tác tuyên truyền.Những hoạt động tuyên truyền của họ nhằm xây dựng một lối kinh doanh mang lại lợi ích hai chiều cho cả tiểu thương và người tiêu dùng.Nói cách khác, đó là lối kinh doanh tích cực, đạt tiêu chuẩn, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Các cấp ủy, chính quyền của quận cần phải tăng cường tuyên truyền, cổ vũ những chủ trương, chính sách nhằm quản lí hoạt động kinh doanh của các tiểu thương. Đồng thời, xây dựng các đề án nhằm phát triển hoạt động mua bán, trao đổi của các chủ thể kinh doanh. Nói cách khác, cơng tác tuyên truyền cần được thực hiện nghiêm túc, theo đúng quan điểm của Nghị quyết 33 khóa XI về “phát triển hài hịa giữa kinh tế và văn hóa”; cần phải chú ý đầy đủ yếu tố văn hóa và con người trong phát triển kinh tế. Các cấp ủy đảng, chính quyền quận cần phải đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về tính chất hai mặt của nền kinh tế thị trường, nhất là mặt trái, tiêu cực cần phải được ngăn chặn.

Thời gian vừa qua, quận đã tăng cường hoạt động kiểm tra của các lực lượng chức năng.Cơng tác kiểm tra kiểm sốt thị trường cho thấy tình trạng bn bán của các tiểu thương hiện nay hết sức phức tạp. Hàng giả, hàng nhái xuất xứ bằng nhiều phương thức, cả công khai lẫn lén lút vẫn được lưu thông trên thị trường, hoạt động sản xuất, kinh doanh ngày càng tinh vi, phức tạp. Đặc biệt là trong những ngày cuối năm thì tình hình vi phạm an tồn thực phẩm có chiều hướng gia tăng. Nhiều vụ vi phạm lớn về kinh doanh nguyên liệu, phụ gia thực phẩm nhập lậu hoặc không đảm bảo chất lượng…. đã được phát hiện và xử lí kịp thời. Chẳng hạn, năm 2014 vừa qua, đội quản lí thị trường số 12 đã kiểm tra 274 vụ, xử lí kịp thời 265 vụ. Trong đó, hàng cấm, hàng nhập lậu là 47 vụ, vi phạm về đo lường chất lượng là 10 vụ, vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm là 30 vụ vi phạm về nhãn hàng hóa, xúc tiến thương mại, đăng kí kinh doanh là 99 vụ…. Qua đó tổng số tiền phạt hành chính thu được là 1.635.025.000 đồng, trị giá hàng hóa sung cơng là 2.313.898.000 đồng, trị giá hàng hóa tiêu hủy là 2.246.136.000 đồng, phân phối khơng nhằm mục đích thương mại là 66.935.000 đồng.

Bên cạnh đó, con có sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng khác như: Công an quận Thanh Xuân, Chi Cục Thuế quận Thanh Xuân, Trạm thú y quận Thanh Xuân, Phòng Y tế quận Thanh Xn, Phịng Văn hóa và Thơng tin. Các cơ quan chức năng đã thực hiện khá tốt nhiệm vụ của mình trong việc kiểm tra bình ổn giá, góp phần ổn định thị trường, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh trên địa bàn quận.

Một phần của tài liệu Ths-CTH-Tuyên truyền chống tiêu cực trong hoạt động kinh doanh của tiểu thương ở quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 75 - 77)