Xuất phát từ yêu cầu xây dựng văn hóa kinh doanh trong hoạt động của tiểu thương

Một phần của tài liệu Ths-CTH-Tuyên truyền chống tiêu cực trong hoạt động kinh doanh của tiểu thương ở quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 32 - 36)

động của tiểu thương

Để có mơi trường kinnh doanh lành mạnh, các cơ quan hữu quan phải chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường, phối hợp đồng bộ, chặt chẽ với các ngành chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường. Thường xuyên tuyên truyền phổ biến pháp luật, đấu tranh tích cực, kiên quyết, triệt để và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại và dịch vụ. Trong đó tăng cường kiểm tra các mặt hàng thiết yếu với nội dung kiểm tra việc thực hiện niêm yết giá bán, bán theo giá niêm yết, kiểm tra việc thực hiện ghi nhãn hàng hóa, nguồn gốc xuất xứ, thực hiện đo lường chất lượng hàng hóa, bình ổn giá, kiểm tra và xử lý các hành vi đầu cơ, tung tin bịa đặt, liên kết độc quyền ép giá và tăng giá trái quy định của Nhà nước.

Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật đối với các đối tượng tiểu thương phải được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên. Công tác phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng đưa tin các vụ vi phạm về thương mại điển hình nhằm răn đe đối tượng vi phạm và tạo điều kiện cho người tiêu dùng biết hàng thật, hàng giả, dấu hiệu hàng kém chất lượng, hàng hết hạn sử dụng nhằm tránh thiệt hại cho người tiêu dùng và nhà sản xuất. Cụ thể các cơ quan hữu quan phải phối hợp tích cực, có hiệu quả với cơ quan báo

đài (Báo An ninh thủ đơ, Đài truyền hình Hà Nội, Đài truyền hình Việt Nam, ANTV,…) đưa tin kịp thời về các vụ việc vi phạm lớn, có tính chất đặc trưng điển hình khuyến cáo người dân phòng tránh, nhận biết hàng kém chất lượng, hợp tác tốt với cơ quan chức năng qua việc tố cáo các vi phạm hành chính diễn ra trên thị trường.

Ngồi ra các cơ quan cấp quận (huyện) phải phối hợp chặt chẽ với UBND phường, tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các quy định pháp luật trong kinh doanh, thương mại và dịch vụ trong từng ngành hàng, các doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn.

Cơng tác kiểm tra, kiểm sốt ngăn chặn hàng cấm, hàng nhập lậu và gian lận thương mại lưu thông trên thị trường phải được quán triệt thương xuyên, thực hiện nghiêm túc và triệt để. Giao cho các Tổ công tác điều tra cơ bản kịp thời và có phân cơng, gắn trách nhiệm cụ thể đơn vị, cá nhân theo dõi, báo cáo diễn biến thường xuyên hoạt động thương mại của các hộ kinh doanh có điều kiện, kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, thuốc lá điếu, thuốc tân dược, hóa mỹ phẩm, kho tàng bến bãi,... nhằm phục vụ cho công tác kiểm tra kiểm soát thị trường.

Kiểm tra sau đăng ký kinh doanh là nhiệm vụ thường xuyên của các cơ quan có trách nhiệm nhằm tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về chấp hành Pháp luật Thương mại. Từ đó, Đội Quản lý thị trường chỉ đạo cho toàn lực lượng xây dựng kế hoạch và triển khai công tác kiểm tra, kiểm soát theo địa bàn đã được phân cơng quản lý. Qua đó đã kịp thời phát hiện và xử lý nhiều hoạt động kinh doanh chưa đăng ký, kinh doanh không đúng địa điểm, mặt hàng đã đăng ký, trong quá trình kinh doanh chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện kinh doanh. Sau khi xử lý, yêu cầu các cơ sở kinh doanh phải khắc phục các hành vi vi phạm.

Hàng năm giá hàng hóa thiết yếu đều biến động bất thường, tăng cao liên tục và duy trì ở mức cao gây ra bất ổn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân. Đây chính là nguyên nhân gây ra tiêu cực của các trung tâm thương mại, siêu thị, các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng thiết yếu. Vì vậy, việc kiểm tra và niêm yết giá, bán theo giá niêm yết theo quy định là điều vơ cùng quan trọng; đây chính là phương pháp hiệu quả để xây dựng mơi trường văn hóa trong hoạt động kinh doanh của tiểu thương trên địa bàn cấp quận.

Để xây dựng môi trường kinh doanh có văn hóa, bên cạnh các kết quả đạt được, các cơ quan hữu quan cũng cần nhìn nhận và tự đánh giá những tồn tại chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra

- Công tác triển khai nhiệm vụ của các Tổ công tác cần chủ động hơn, triển khai đồng bộ các mặt cơng tác, trình độ nghiệp vụ của cán bộ cơng chức trong đơn vị cịn chưa đồng đều, năng lực trinh sát và đấu tranh nghiệp vụ khi kiểm tra và xử lý cịn hạn chế. Cơng tác lập sổ bộ cập nhật hộ kinh doanh, doanh nghiệp, kho tàng, bến bãi trên địa bàn còn hạn chế như chưa phân loại loại hình kinh doanh theo các nhóm hàng, ngành hàng, theo các tuyến phố hoặc cụm dân cư...

- Báo cáo cơng tác của các Tổ cơng tác cịn chưa nêu được những biến động về giá cả của các mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng thời vụ, tăng giảm của doanh nghiệp, nhu cầu người tiêu dùng, sản xuất, các cơ chế chính sách của Pháp luật tác động đến thị trường... để từ đó có cơ sở tổng hợp số liệu, nhận xét đánh giá tình hình hoạt động thương mại và các vi phạm pháp luật thương mại đang diễn ra trên địa bàn Quận để đề xuất kiến nghị với cơ quan cấp trên có những giải pháp, kế hoạch nhằm làm tốt công tác quản lý thị trường phù hợp với từng thời điểm.

Công tác tuyên truyền, giáo dục cho tiểu thương về pháp luật, về truyền thống văn hóa; hạn chế những tiêu cực trong kinh doanh, để chính những tiểu thương tự ý thức được lương tâm và trách nhiệm của mình trong các hoạt động kinh doanh. Đặc biệt là trống tư tưởng nông dân trong hoạt động kinh doanh như ích kỷ, hẹp hịi, lợi ích cá nhân… để xây dựng một mơi trường kinh doanh thực sự có văn hóa.

Tiểu kết chương 1

Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lý luận về công tác tuyên truyền và tuyên truyền chống tiêu cực trong hoạt động kinh doanh của tiểu thương và hoạt động kinh doanh của tiểu thương trong quân Thanh Xuân, thành phố Hà Nội hiện nay. Chương I đã nêu được một số khái niệm công cụ: kinh doanh, tiểu thương và tuyên truyền chống tiêu cực trong hoạt động kinh doanh của tiểu thương; Hiệu quả tuyên truyền đấu tranh chống tiêu cực trong hoạt động kinh doanh của tiểu thương và các yếu tố cấu thành công tác tuyên truyền trên địa bàn quận như: chủ thể, đối tượng, nội dung, phương thức và hiệu quả tuyên truyền. Từ đó, ta có thể thấy đây là một hoạt động có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta nói chung và trên địa bàn Hà Nội và quận Thanh Xuân nói riêng. Qua đó, đã chỉ ra được vai trị của cơng tác tuyên truyền và vai trò của tuyên truyền chống tiêu cực trong hoạt động kinh doanh của tiểu thương, sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương chính là các cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp thực hiện những nội dung tuyên truyền, thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của người dân, đóng vai trị quan trọng trong tun truyền đối với việc kinh doanh của tiểu thương.

Chương 2

Một phần của tài liệu Ths-CTH-Tuyên truyền chống tiêu cực trong hoạt động kinh doanh của tiểu thương ở quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w