Khái quát một số đặc điểm tự nhiên – xã hội và của tiểu thương hoạt động kinh doanh trên địa bàn quận Thanh Xuân

Một phần của tài liệu Ths-CTH-Tuyên truyền chống tiêu cực trong hoạt động kinh doanh của tiểu thương ở quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 36 - 40)

hoạt động kinh doanh trên địa bàn quận Thanh Xuân

Quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội được thành lập theo Nghị định số 74- NĐ/CP của Chính phủ. Quận chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1997.

Về vị trí địa lý

Quận Thanh Xuân nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam của thành phố, Bắc giáp quận Đống Đa và quận Cầu Giấy, Đông giáp quận Hai Bà Trưng và quận Hồng Mai, Nam giáp huyện Thanh Trì, Tây giáp huyện Từ Liêm và quận Hà Đơng. Quận có diện tích tự nhiên là 913,2 hécta. Quận có 11 phường: Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân Nam, Thượng Đình, Kim Giang, Phương Liệt, Khương Mai, Khương Trung (là các phường thuộc quận Đống Đa chuyển giao sang), phường Nhân Chính (từ xã Nhân Chính - huyện Từ Liêm chuyển giao sang), phường Khương Đình và Hạ Đình (từ xã Khương Đình, huyện Thanh Trì chuyển sang và tách thành 2 phường thuộc quận Thanh Xuân). Quận Thanh Xn bao gồm các phường Nhân Chính, Khương Đình, Hạ Đình có truyền thống văn hóa làng xã lâu đời nay cũng đã có nhiều thay đổi với cơn lốc của kinh tế thị trường và đơ thị hiện đại. Chính vì quận Thanh Xuân là quận nội thành, cho nên sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế cũng như các mặt khác. Tuy nhiên, bên cạnh đó những mặt tích cực, những

tiêu cực cũng song song phát triển, đặc biệt là việc kinh doanh của các tiểu thương nhất là các tiêu cực nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, cuộc sống của chính nhân dân trong quận.

Về dân số và văn hóa xã hội

Khi quận Thanh Xuân được thành lập và đi vào hoạt động thì dân số vào thời điểm tháng 01 năm 1997 có 117.863 nhân khẩu, đến tháng 12 năm 2015, dân số toàn quận đã tăng lên 287.000 nhân khẩu với 55.670 hộ gia đình. Sự tăng dân số mạnh như trên là do dân số tăng tự nhiên, bởi hai lý do cơ bản: một

là, do quận được hình thành và phát triển rất nhanh, hai là, do trên địa bàn có

nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh và các trường đại học, trung học chuyên nghiệp nên số lượng công nhân và số lượng học sinh, sinh viên tạm trú (thuê nhà) chiếm số lượng khá lớn. Cơ cấu dân số của quận Thanh Xuân chủ yếu là công nhân viên chức, lực lượng vũ trang, học sinh, sinh viên, lao động mùa vụ, nông dân (chủ yếu là thành phần xuất thân, cư trú ở phường Khương Đình và Hạ Đình, hiện tại khơng cịn sản xuất nông nghiệp).

Trên địa bàn quận có nhiều di tích lịch sử văn hóa đã xếp hạng như: Đình Phương Liệt, Đình chùa Giáp Nhất, Mộ danh nhân Đặng Trần Côn, khu tượng đài Bác Hồ của Bộ Tư lệnh đặc cơng... Đồng thời cũng có nhiều trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp đóng trên địa bàn quận, đây là một thế mạnh của quận về văn hóa và tri thức. Tuy nhiên, các thành phần dân cư như vậy tạo điều kiện cho kinh tế đa thành phần phát triển, bên cạnh đó cũng gây khơng ít khó khăn, phức tạp. Đặc biệt là tiêu cực, đạo đức trong hoạt động kinh doanh của các tiểu thương, gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của nhân dân và cả đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân trong quận.

Về giao thông đô thị

Gần 20 năm qua, quận Thanh Xn có tốc độ phát triển giao thơng đơ thị rất nhanh. Một loạt các tuyến đường giao thông lớn và phố mới được đặt

tên như phố Trần Duy Hưng, phố Lê Văn Lương, phố Hoàng Minh Giám, các nút giao thông Ngã tư Vọng, Ngã tư Sở đã được mở, nhiều khu đô thị mới như khu Trung Hịa - Nhân Chính, khu Vinaconex, khu đơ thị Khương Đình, Hạ Đình sẽ hình thành trong vài năm tới, các Trung tâm thương mại Thượng Đình, Thanh Xuân Bắc, Khương Đình đang được tích cực triển khai. Một số tuyến đường vành đai 3, vành đai 2,5, đường Vương Thừa Vũ kéo dài đang được tích cực thực hiện giải phóng mặt bằng. Hệ thống cấp, thoát nước, điện chiếu sáng cơng cộng, điện sinh hoạt, đèn tín hiệu giao thơng đang được hồn thành sẽ góp phần cho bộ mặt giao thơng đơ thị trên địa bàn quận biến đổi mạnh và thực sự khang trang, hiện đại.

Trong những năm gần đây, quận Thanh Xuân có nhiều tụ điểm nhà hàng, quán karaoke, trung tâm giao lưu buôn bán, lại là quận nằm trên các trục giao thông Bắc - Nam, nằm trên tuyến giao lưu, thông thương giữa Hà Nội với các tỉnh biên giới phía bắc và có Quốc lộ 1A (Đường Giải Phóng), Đường 6 đi Hà Đơng, bến xe khách Sơn La trên địa bàn nên phát sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp. Nổi cộm chủ yếu là nạn buôn bán ma túy, cờ bạc, mại dâm, các tệ nạn xã hội thường xảy ra ở khu vực giáp ranh, bến xe. Cùng với những chuyển biến trong đời sống của các khu vực dân cư trong cơ chế thị trường, các mơ hình sản xuất, kinh doanh và dịch vụ phát triển đa dạng phong phú. Trên địa bàn quận có nhiều trường học, nhà máy, cơ sở sản xuất, nhiều hộ có nhà, đất kinh doanh bằng cách cho thuê trọ, giá cả hợp lý hơn các quận cũ, dẫn đến tình trạng nhiều sinh viên, lao động ngoại tỉnh, người lao động theo thời vụ, trọ rải rác trong các khu dân cư. Vì vậy, trong những năm gần đây hàng lậu, hàng giả xâm lấn thị trường của quận gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng, đời sống của nhân dân; việc kiểm tra, giám sát rất khó khăn, việc tun truyền cũng gặp khơng ít khó khăn. Bởi vì, khơng phải dân định cư trên địa bàn mà là dân ở các quận, huyện lân cận họ chỉ ngày vào bán hàng, tối trở về quê…

Đến nay, vấn đề kiểm soát các nhà hàng trên địa bàn quận vẫn chưa được các cấp ủy Đảng, chính quyền thực hiện triệt để, khiến tình trạng biến các nhà hàng, quán Karaoke thành “hang ổ ma túy” của những tội phạm buôn bán ma túy ngày đêm hồnh hành, hàng giả hàng lậu, hàng nhái, hàng khơng rõ nguồn gốc, thực phẩm bẩn…bày bán công khai, nan tràn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân. Đây là khó khăn rất lớn cho cơng tác tun truyền phòng, chống tiêu cực trong hoạt động kinh doanh của các tiểu thương ở quận hiện nay.

Về phát triển kinh tế

Quận có truyền thống với các sản phẩm có thương hiệu thị trường trong và ngồi nước với các nhà máy, doanh nghiệp được hình thành từ trước như: Nhà máy Cao su Sao Vàng, Nhà máy Thuốc lá Thăng Long, Nhà máy Bóng đèn phích nước Rạng Đơng, Cơng ty Giày Thượng Đình. Trong những năm qua, quận Thanh Xuân xác định phát triển kinh tế với cơ cấu công nghiệp - dịch vụ theo hướng tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ. Năm 1997, tồn quận chỉ có 97 doanh nghiệp. Đến tháng 12-2008, trên địa bàn quận có 2164 doanh nghiệp, trong đó chiếm tỷ lệ nhiều nhất là các doanh nghiệp tư nhân (2.138 doanh nghiệp). Trong 6 tháng đầu năm 2009, tổng thu ngân sách trên địa bàn thực hiện 311 tỷ 792 triệu đồng, bằng 98% so cùng kỳ năm 2008; giá trị sản xuất công nghiệp ngoài nhà nước đạt 400 tỷ 520 triệu đồng, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2008. Đến nay, 9 tháng đầu năm 2016, giá trị sản xuất ngành cơng nghiệp và xây dựng ngồi nhà nước ước 13.008 tỷ đồng (tăng 9,7% so

với cùng kỳ năm 2015); giá trị sản xuất ngành dịch vụ ngoài nhà nước ước đạt

16.325 tỷ đồng (tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2015). Thu ngân sách đạt kết

quả tốt, tính đến ngày 15/9/2016, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn

quận đạt 5.034/3.391 tỷ đồng; ước 9 tháng đầu năm đạt 5.093/3.391 tỷ đồng bằng 150,19% dự toán HĐND quận quyết định; trong đó, số Quận thu đạt

4.663 tỷ đồng, bằng 150,14% KH thành phố giao và dự toán HĐND quận quyết định (tăng 131,65% so với cùng kỳ năm 2015)

Toàn quận đã cơ bản hồn thành bê tơng hóa các tuyến đường ở khu dân cư. Nhiều cơng trình hạ tầng đơ thị, phục vụ dân sinh như trường học, nhà tiếp dân, nhà văn hóa, nhà tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng, cầu qua sơng Lừ...đã và đang được đầu tư xây dựng, góp phần cải thiện đời sống của nhân dân.

Một phần của tài liệu Ths-CTH-Tuyên truyền chống tiêu cực trong hoạt động kinh doanh của tiểu thương ở quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w