1.2. Cơ sở lý luận về tín dụng khách hàng cá nhân và quản lý tín dụng
1.2.2. Cơ sở lý luận về quản lý tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân
thương mại
1.2.2.1. Khái niệm quản lý tín dụng khách hàng cá nhân
Theo Nguyễn Hữu Hải (2010), quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể lên các đối tượng nhằm đạt được những mục tiêu định trước. Trong khi đó Nguyễn Thị Ngọc Huyền và cộng sự (2012) cho rằng, quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm soát các nguồn lực và hoạt động của tổ chức nhằm đạt được mục đích, mục tiêu của tổ chức với hiệu lực và hiệu quả cao một cách bền vững trong điều kiện môi trường luôn luôn biến động.
Từ những khái niệm trên, có thể thấy rằng thuật ngữ quản lý đã trở nên phổ biến và được nhiều tác giả đề cập đến. Trong giới hạn của đề tài nghiên cứu này, có thể hiểu khái niệm quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể (người quản lý) đến khách thể (đối tượng quản lý) về bằng hệ thống luật lệ, chính sách, nguyên tắc, phương pháp và biện pháp cụ
thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng. Thực chất, NHTM cũng là một tổ chức hoàn chỉnh, hoạt động quản lý chung của NHTM và hoạt động quản lý riêng đối với từng mảng nghiệp vụ của NHTM cũng không tách rời các quan điểm và công việc chung như trên. Do đó, quản lý hoạt động tại một tổ chức là NHTM nói chung và quản lý tín dụng KHCN của NHTM là: sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng của các cấp quản lý đến hoạt động tín dụng KHCN thơng qua các chính sách, quy định, hướng dẫn nhằm tạo ra mơi trường, điều kiện thuận lợi phát triển tín dụng KHCN những vẫn đảm bảo các mục tiêu tăng trưởng, lợi nhuận và hạn chế rủi ro tín dụng KHCN. Quản lý tín dụng KHCN cũng có đầy đủ những chức năng của hoạt động quản lý, cụ thể như sau:
Thứ nhất, chức năng hoạch định trong quản lý tín dụng KHCN là xây dựng định hướng chính sách, quy trình hướng dẫn cấp tín dụng KHCN, xây dựng những chiến lược về sản phẩm tín dụng KHCN, đưa ra mục tiêu chiến lược, xây dựng các chỉ tiêu trung gian, chương trình hành động để cụ thể hóa cách thức hồn thành chỉ tiêu, qua đó đạt được hiệu quả trong cơng tác quản lý tín dụng KHCN. Hoạch định trong quản lý tín dụng KHCN là chức năng quan trọng nhất trong quy trình quản lý, bởi vì nó gắn liền với chương trình hành động trong tương lai của các NHTM, chi phối các chức năng khác của hoạt động quản lý tín dụng KHCN.
Thứ hai, chức năng tổ chức trong quản lý tín dụng KHCN là việc tổ chức bộ máy quản lý để thực hiện theo các mục tiêu, chương trình hành động được hoạch định trong chức năng quản lý hoạt động tín dụng KHCN, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ chế phối hợp, hoạt động của từng cơ quan, bộ phận chun mơn. Chức năng này góp phần tiêu chuẩn hóa cơng việc, chun mơn hóa lao động trong bộ máy quản lý tín dụng KHCN tại các NHTM, thiết lập một hệ thống các vị trí cho mỗi cá nhân và bộ phận sao cho
các cá nhân và bộ phận đó có thể phối hợp tốt nhất với nhau để thực hiện mục tiêu của quản lý.
Thứ ba, chức năng kiểm tra trong quản lý tín dụng KHCN là chức năng giúp nhà quản lý phát hiện những sai sót trong q trình triển khai cấp tín dụng, kịp tìm ra những ách tắc trong hoạt động này, tận dụng những nguồn lực trong tổ chức để sớm hoàn thành mục tiêu. Đây là chức năng cơ bản và quan trọng trong hoạt động quản lý, góp phần theo dõi, đánh giá, giám sát diễn biến và kết quả hoạt động tín dụng KHCN, so sánh với định hướng chính sách, quy trình hướng dẫn cho vay, tiêu chuẩn sản phẩm cho vay, tiêu chuẩn hoạt động của từng bộ phận, từng cá nhân trong hệ thống quản lý tín dụng KHCN. Ngồi ra, cơng tác kiểm tra tại các NHTM góp phần quan trọng trong việc kiểm sốt rủi ro, tăng cường hiệu quả cơng tác quản lý tín dụng KHCN.
1.2.2.2. Nội dung của quản lý tín dụng khách hàng cá nhân
Xây dựng kế hoạch tín dụng khách hàng cá nhân
Kế hoạch là quá trình xác định các mục tiêu và lựa chọn các phương thức để đạt được những mục tiêu đó.
Kế hoạch tín dụng KHCN là kế hoạch thực hiện những mục tiêu quản lý tín dụng KHCN, là dự kiến triển khai và cụ thể hóa các mục tiêu quản lý. Kế hoạch tín dụng KHCN nêu ra những biện pháp, chính sách và phương thức để thực hiện mục tiêu đó. Kế hoạch tín dụng KHCN của NHTM bao gồm nhiều loại khác nhau, như các kế hoạch chiến lược và các kế hoạch tác nghiệp. Trong luận văn này, nghiên cứu 3 loại kế hoạch có vai trị chính trong hoạt động cho vay KHCN là: chiến lược tín dụng KHCN, kế hoạch tín dụng KHCN hàng năm và chính sách tín dụng KHCN.
- Chiến lược tín dụng KHCN
Chiến lược tín dụng KHCN là những chiến lược cạnh tranh mà NHTM đề ra nhằm thu hút khách hàng trong việc tín dụng KHCN. Chiến lược tín
dụng KHCN có vai trị quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của các NHTM, trong bối cảnh các NHTM đang dần hướng đến mục tiêu trở thành các NHTM bán lẻ.
Chiến lược tín dụng KHCN bao gồm các mục tiêu chiến lược và các phương thức cơ bản để thực hiện mục tiêu tín dụng KHCN của NHTM trong thời gian dài, thường là từ 3 đến 5 năm. Mục tiêu cơ bản của chiến lược tín dụng KHCN là phải đạt tốc độ tăng trưởng quy mơ tín dụng KHCN cùng với đó là việc đảm bảo chất lượng tín dụng KHCN (thơng qua việc hạn chế rủi ro tín dụng KHCN và tăng khả năng sinh lời trong hoạt động này). Phương thức để có thể đạt được mục tiêu này thường là một, hai hoặc tổng hợp của nhiều phương thức khác như như: thực hiện chiến lược cạnh tranh bằng giá, bằng chất lượng dịch vụ, bằng sự khác biệt trong việc cung ứng dịch vụ tín dụng KHCN/
Q trình hình thành chiến lược tín dụng KHCN của các NHTM là q trình phân tích mơi trường bên trong, môi trường bên ngoài của NHTM để xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, từ đó có những giải pháp và chiến lược một cách phù hợp.
- Kế hoạch tín dụng KHCN hằng năm
Là một loại kế hoạch tác nghiệp về tín dụng KHCN của các NHTM. Kế hoạch tín dụng KHCN hằng năm được xác định cụ thể thông qua doanh số cho vay, dư nợ cho vay, doanh số thu nợ của KHCN theo thời hạn nhất định (như theo quý, nửa năm, năm), theo các loại kỳ hạn (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn), theo mục đích cho vay (cho vay tiêu dùng, cho vay sản xuất kinh doanh), theo loại tiền (VND, ngoại tệ), theo TSĐB (cho vay KHCN có TSĐB, cho vay KHCN khơng có TSĐB) và theo các chỉ tiêu khác, tùy thuộc vào đặc thù của các chi nhánh NHTM.
trong một năm và có thể được thực hiện chia theo tiến độ hàng quý. Giúp cho việc tổ chức triển khai và kiểm soát được dễ dàng hơn.
- Chính sách tín dụng KHCN
Chính sách tín dụng nói chung và chính sách tín dụng KHCN là tồn bộ quan điểm và cơ chế của NHTM tác động tới hoạt động tín dụng KHCN của NHTM. Tất cả các NHTM đều phải xây dựng chính sách tín dụng KHCN nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả quản lý tín dụng KHCN, thơng qua việc phục vụ nhu cầu tín dụng của các đối tượng KHCN trong nền kinh tế. Nội dung của chính sách tín dụng KHCN bao gồm: đối tượng cho vay, thời hạn cho vay, quy mô cho vay, lãi suất cho vay và các nội dung khác (chính sách chăm sóc khách hàng, tổ chức mạng lưới, cơng nghệ, …). Chính sách tín dụng KHCN của NHTM phải hướng tới mục tiêu đáp ứng nhu cầu vay vốn của KHCN và khuyến khích KHCN sử dụng vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả.
Thực hiện kế hoạch tín dụng khách hàng cá nhân
Trên cơ sở các nguồn lực đã được xác định thông qua việc tổ chức hoạt động tín dụng KHCN, các NHTM tiến hành thực hiện kế hoạch tín dụng KHCN, cụ thể hóa các chiến lược cho vay KHCN thành các chỉ tiêu cụ thể và giao cho từng chi nhánh, phòng ban, cán bộ nhằm đạt được mục tiêu quản lý tín dụng KHCN. Việc thực hiện kế hoạch tín dụng KHCN phụ thuộc vào tiềm lực của các NHTM cũng nhu mục tiêu quản lý tín dụng KHCN trong từng thời kỳ.
Trong quá trình thực hiện kế hoạch tín dụng KHCN, việc đảm bảo thực hiện đúng quy trình quản lý tín dụng KHCN là rất quan trọng. Quy trình tín dụng KHCN bao gồm những quy định cần phải được thực hiện trong q trình cấp tín dụng KHCN, thu nợ nhằm đảm bảo an tồn các khoản tín dụng của NHTM. Quy trình này được bắt đầu từ khi chuẩn bị cấp tín dụng đến khi
thu hồi nợ các khoản vay KHCN. Hiệu quả quản lý tín dụng KHCN sẽ tùy thuộc vào việc thực hiện các quy định ở từng bước với sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các bước trong quy trình.
Trong hoạt động tín dụng KHCN, về cơ bản, cán bộ tín dụng sẽ là người thực hiện các bước trong quy trinh nghiệp vụ cấp tín dụng KHCN. Tổ chức thực hiện kế hoạch tín dụng KHCN về cơ bản bao gồm các bước phân công công việc và giao quyền như sau: hướng dẫn KHCN hoàn thiện hồ sơ vay vốn, thẩm định đơn xin vay vốn, phân tích tín dụng, xét duyệt và cho vay, ký hợp đồng và giải ngân, thu nợ và đưa ra các phán quyết tín dụng mới.
Theo đó, một số nội quan quan trọng cần được quản lý thực hiện trong tín dụng KHCN là:
- Chủ động, cân đối nguồn vốn cho vay KHCN
NHTM là loại hình kinh doanh huy động vốn và sử dụng vốn huy động kết hợp với các nguồn khác để cho vay, tìm kiếm lợi nhuận. Nguồn vốn là yếu tố quan trọng và quyết định đến việc quản lý cũng như mở rộng quy mơ cho vay nói chung và cho vay KHCN nói riêng của các NHTM. Việc quản lý tín dụng KHCN cần phải quan tâm đến việc mức độ chủ động nguồn vốn của Chi nhánh, việc cân đối nguồn vốn để cho vay KHCN của Chi nhánh liệu có đảm bảo.
- Quản lý các kỳ hạn cho vay KHCN
NHTM có thể cung ứng các sảm phẩm tín dụng KHCN có các kỳ hạn cho vay phù hợp với nhu cầu như ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Tùy theo nhu cầu, đặc điểm dự án, mục đích cho vay mà các sản phẩm này sẽ có những kỳ hạn khác nhau. Thơng thường, các khoản vay có kỳ hạn càng dài, rủi ro có thể phát sinh sẽ càng cao. Do đó, NHTM cần phải tăng cường quản lý hoạt động cho vay, hạn chế việc lấy vốn ngắn hạn để tài trợ cho các khoản cho ay trung và dài hạn.
- Quản lý dư nợ cho vay KHCN có TSĐB
Để đảm bảo an toàn vốn vay đồi hỏi KHCN vay vốn cần phải có bảo đảm nợ vay dưới các hình thức thế chấp, cầm cố tài sản, bảo lãnh của người thứ ba (gọi chung là thế chấp). Thế chấp tài sản là việc người vay đem tài sản gắn cho người cho vay để thu nợ trong trường hợp khoản vay khơng được hồn trả. Tài sản mà ngân hàng nhận từ phía khách hàng dưới các dạng thế chấp như trên gọi là TSĐB.
TSĐB phải được quản lý từ khi bắt đầu đến khi thanh lý hợp đồng tín dụng, quản lý TSĐB phải đảm bảo được cái yếu tố cơ bản như sau: (i) Danh sách và giá trị các loại TSĐB; (ii) Phương pháp xác định giá trị thị trường, giá trị thu hồi và thời gian phát mãi của từng loại TSĐB; (iii) Kiểm tra tính hiện hữu của TSĐB, đánh giá sự biến động giá trị và định giá lại giá trị của TSĐB; (iv) Việc xác định TSĐB phải phù hợp với quy định của pháp luật, bao gồm việc xác định giá trị TSĐB do ngân hàng hoặc do các tổ chức đánh giá và các nội dung khác.
- Quản lý thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng KHCN
Tại các NHTM, tương ứng với mỗi chức vụ, các cấp khác nhau sẽ có thẩm quyền về hạn mức phê duyệt tín dụng khác nhau. Điều này để đảm bảo hạn chế những RRTD có thể xảy ra khi cho vay, tránh trường hợp một cấp nào đó cho vay quá nhiều đối với một hoặc một số khách hàng, dẫn đến tỷ lệ phân tán rủi ro thấp. Do đó, trong các NHTM, cơng tác quản lý thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng KHCN cần được quan tâm, trong đó cần nêu cụ thể hạn mức tín dụng cấp cho một KHCN, hạn mức tín dụng cấp cho một dự án cụ thể là bao nhiêu đối với từng chức vụ: Giám đốc, phó giám đốc Chi nhánh, Trưởng, phó phịng giao dịch,…
Kiểm tra, kiểm sốt tín dụng khách hàng cá nhân
và đánh giá các khoản tín dụng cấp cho KHCN thường xuyên để có thể kịp thời ngăn ngừa các rủi ro có thể xảy ra, đồng thời điều chỉnh những sai sót trong việc tn thủ quy trình tín dụng, đảm bảo các khoản cấp tín dụng KHCN được tuân thủ đúng các quy định và hạn chế được các rủi ro có thể xảy ra trong q trình cấp tín dụng – thu nợ của NHTM.
Giám sát, kiểm soát rủi ro xảy ra trong hoạt động tín dụng KHCN được hiểu là tổng hợp các phương cách để điều hành hoạt động tín dụng KHCN nhằm hạn chế được rủi ro. Giám sát, kiểm sốt tín dụng KHCN được thực hiện thơng qua hệ thống chính sách tín dụng KHCN, quy trình tín dụng KHCN và hệ thống kiểm tra, giám sát nội bộ. Hoạt động này được thực hiện từ trước, trong và sau tín dụng KHCN.
Trong đó:
- Giám sát, kiểm sốt trước khi cấp tín dụng KHCN bao gồm: Thiết lập một chính sách và thủ tục tín dụng bằng văn bản; Thẩm định trước khi cấp tín dụng; Phê duyệt khoản vay.
- Giám sát, kiểm sốt trong khi cấp tín dụng KHCN: Xác lập hợp đồng tín dụng; Giám sát q trình giải ngân; Giám sát tín dụng.
- Giám sát, kiểm sốt sau khi cấp tín dụng: Theo dõi, đơn đốc thu hồi nợ; Tái xét tín dụng và phân hạng tín dụng; Kiểm sốt tín dụng nội bộ độc lập; Đánh giá lại chính sách tín dụng.
Việc đánh giá chất lượng tín dụng KHCN có thể được thực hiện thơng qua việc phân loại nhóm nợ các khoản vay của KHCN. Thông thường, các khoản nợ nói chung và của KHCN nói riêng được phân thành 5 nhóm theo quy định: Nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn); Nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý); Nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn); Nợ nhóm 4 (nợ nghi nờ); Nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Bên cạnh đó, các NHTM cịn đánh giá chất lượng khoản vay theo Nợ quá hạn (nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5) và Nợ xấu (nợ từ nhóm 3 đến
nhóm 5). Một NHTM mà có tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay KHCN càng cao, càng chứng tỏ chất lượng cho vay KHCN của NHTM đó càng thấp, điều này đồng nghĩa với việc cơng tác quản lý tín dụng KHCN của NHTM đó chưa được hiệu quả.
1.2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả quản lý tín dụng khách hàng cá nhân
Việc quản lý tín dụng KHCN của các NHTM là rất cần thiết. Tuy nhiên, để tìm ra được những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác này, các NHTM cần phải xác định được hiện nay kết quả quản lý tín dụng KHCN của ngân hàng mình đang ở mức độ nào. Điều này được thể hiện ở những chỉ tiêu phản ánh kết quả tín dụng KHCN.
Nhóm các chỉ tiêu phản ánh quy mơ tín dụng KHCN
Quy mơ tín dụng KHCN có thể được phản ánh thơng qua các chỉ tiêu như sau:
- Tăng trưởng số lượng KHCN