Phƣơng pháp phân tích, xử số liệu

Một phần của tài liệu QUẢN lý tín DỤNG KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN á CHÂU – PHÒNG GIAO DỊCH hà ĐÔNG (Trang 55 - 58)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.4. Phƣơng pháp phân tích, xử số liệu

2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê là một hệ thống các phương pháp bao gồm thu thập, tổng hợp và trình bày số liệu, tính tốn các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho q trình phân tích, dự đốn và ra quyết định.

Thống kê mơ tả là các phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính tốn và mô tả các đặc trưng khác nhau về phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu, ở đây chính là cơng tác quản lý tín dụng KHCN của ngân hàng. Thống kê và so sánh là hai phương pháp được sử dụng song hành trong luận văn này. Các phương pháp thống kê mơ tả được sử dụng trong q trình nghiên cứu của luận văn để phân tích thực trạng hoạt động quản lý tín dụng KHCN tại ACB – PGD Hà Đông nhằm phản ánh một cách chân thực và chính xác đối tượng nghiên cứu. Phương pháp này cũng giúp cho việc tổng hợp tài liệu nghiên cứu, tính tốn các số liệu được chính xác, phân tích tài liệu được khoa học, phù hợp, khách quan, phản ánh đúng nội dung cần phân tích.

Phương pháp thống kê mô tả được thực hiện trong quá trình thu thập các số liệu về hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng KHCN qua các năm, thơng qua việc thống kê về tình hình tổng doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ cho vay, các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng KHCN, hoạt động kiểm tra kiểm sốt của ngân hàng… giúp cho tác giả có thể đánh giá tổng quan nhiều mặt về hoạt động quản lý tín dụng KHCN tại ACB – PGD Hà Đơng.

2.4.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp

Phương pháp phân tích trước hết là chia các toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành đơn giản hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng bản chất và thuộc tính của từng yếu

tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Khi phân chia đối tượng nghiên cứu cần phải: Xác định tiêu thức để phân chia; Chọn điểm xuất phát để nghiên cứu; Xuất phát từ mục đích nghiên cứu để tìm thuộc tính riêng và chung. Trong phạm vi luận văn này, tác giá sử dụng phương pháp phân tích trong q trình tiếp cận với đối tượng nghiên cứu là hoạt động quản lý tín dụng KHCN, cụ thể tác giả sử dụng phương pháp này để phân tích số liệu thực tế qua hoạt động kinh doanh và quản lý tín dụng KHCN tại Chi nhánh.

Phương pháp tổng hợp là quá trình ngược với quá trình phân tích, những lại hỗ trợ cho q trình phân tích để tìm ra được những điểm chung, cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu của từng mặt, từng khía cạnh, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ và chính xác về cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu. Trong luận văn, tác giả sử dụng phương pháp này sau khi phân tích các nội dung trong cơng tác quản lý tín dụng KHCN tại ACB – PGD Hà Đơng, sau đó tổng hợp, đúc kết lại thành những nhận xét, đánh giá về thực trạng cơng tác quản lý tín dụng KHCN, từ đó có cơ sở xây dựng các giải pháp phù hợp đối tượng nghiên cứu.

Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp gắn bó với nhau rất chặt chẽ, bổ sung cho nhau trong nghiên cứu và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tượng nghiên cứu bộ phận ấy, có ý nghĩa rất quan trọng. Trong nghiên cứu tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể từ sự phân tích, khả năng khái quát và nắm bắt được đúng bản chất của hiện tượng.

2.4.3. Phương pháp so sánh

Phương pháp so ánh (hoặc so sánh đối chiếu) là một phương pháp được sử dụng trong nhiều ngành khoa học khác nhau. Vai trị quan trọng nhiều hay

ít của phương pháp này tùy thuộc vào đặc điểm bản chất của đối tượng nghiên cứu. Có những ngành, những lĩnh vực, những đề tài nghiên cứu, nếu không sử dụng phương pháp so sánh thì khơng thể gải quyết những vấn đề cơ bản và cốt lõi phát sinh trong quá trình nghiên cứu đối tượng.

Phương pháp so sánh được tác giả sử dụng khá triệt để trong chương 3 của luận văn khi nghiên cứu về thực trạng quản lý tín dụng KHCN tại ACB – PGD Hà Đơng, trong đó, chủ yếu so sánh số liệu qua các năm, các thời kỳ để đánh giá sự biến động, kết quả cơng tác quản lý tín dụng KHCN. Điều này giúp tác giả có góc nhìn tồn diện về cơng tác quản lý tín dụng KHCN tại PGD, phát hiện những biến động tăng giảm, những kết quả đạt được và những hạn chế, từ đó có cơ sở để đề xuất các giải pháp.

2.4.4. Phương pháp phân tích theo cây vấn đề

“Cây vấn đề” là phương pháp sử dụng sơ đồ cây để phân tích một vấn đề chính sách, từ đó cung cấp cái nhìn tổng quan về các nguyên nhân hoặc ảnh hưởng của vấn đề đó.

Trong luận văn này, phương pháp phân tích theo cây vấn đề được sử dụng để xác định rõ những nguyên nhân dẫn đến hạn chế hoặc kết quả đạt được trong cơng tác quản lý tín dụng KHCN tại ngân hàng. Các bước được thực hiện như sau:

- Xác định vấn đề chính (chẳng hạn như: tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu, tỷ lệ trích lập dự phịng tín dụng KHCN đang có chiều hướng gia tăng, sản phẩm cho vay KHCN còn nhiều hạn chế,...).

- Xây dựng cây vấn đề để có tìm ra ngun nhân và kết quả - Tìm kiếm các giải pháp có thể

- Phân tích các giải pháp

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU – PHỊNG

GIAO DỊCH HÀ ĐƠNG

Một phần của tài liệu QUẢN lý tín DỤNG KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN á CHÂU – PHÒNG GIAO DỊCH hà ĐÔNG (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)