Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu QUẢN lý tín DỤNG KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN á CHÂU – PHÒNG GIAO DỊCH hà ĐÔNG (Trang 113 - 114)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.3. Một số kiến nghị

4.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

- NHNN cần hồn thiện và cụ thể hóa các nội dung của luật ngân hàng, hướng dẫn các NHTM và các tổ chức tín dụng thực hiện các quy định đó. Đồng thời phải kịp thời sửa đổi các điểm không phù hợp trong các văn bản cũ, tạo điều kiện cho các ngân hàng khơng gặp khó khăn trong việc thực thi các chính sách do Nhà nước đề ra trong hoạt động ngân hàng.

Ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động ngân hàng cần được thực hiện đồng bộ với việc ban hành các văn bản điều chỉnh hoạt động kinh doanh, quản lý các bộ ngành khác nhau trong phạm vi có liên quan đến hoạt động ngân hàng. Đặc biệt, cần bổ sung, hồn thiện các chính sách cơ chế phát triển sản phẩm dịch vụ tín dụng bán lẻ.

Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính vì những hoạt động hành chính của Nhà nước liên quan rất nhiều đến hoạt động của NHTM.

- NHNN cần tăng cường áp dụng khoa học công nghệ trong hoạt động ngân hàng. Cụ thể, NHNN cần có một khoản vốn phù hợp cho quỹ hiện đại hóa Ngân hàng để đổi mới tồn diện triệt để, nhất là hệ thống thơng tin quản lý, hệ thống thanh toán liên ngân hàng, hệ thống giao dịch điện tử và giám sát từ xa.

- NHNN cần nắm bắt cơ hội trong quan hệ hợp tác quốc tế nhằm khơi thông các quan hệ ngân hàng để thu hút và tận dụng các nguồn vốn đầu tư, công nghệ thông tin từ các nước phát triển, trao đổi và chuyển giao công nghệ ngân hàng.

- NHNN cần tổ chức hội thảo hoặc các khóa học dành cho các cán bộ lãnh đạo, quản lý và các bộ phận có liên quan trong hệ thống ngân hàng để cung cấp các kiến thức về lý thuyết và kinh nghiệm quốc tế, kinh nghiệm trong nước liên quan đến tổ chức hoạt động và quản lý hoạt động tín dụng nói chùng và quản lý tín dụng KHCN nói riêng.

- Hoạch định chiến lược phát triển chung cho hệ thống NHTM

NHNN có vai trị quan trọng trong việc định hướng phát triển dịch vụ TDBL, đề ra các chính sách hỗ trợ cho việc phát triển dịch vụ mới của các ngân hàng trong nền kinh tế. Sự định hướng chung của NHNN sẽ giúp các NHTM cập nhật những thơng tin tài chính nhanh nhất, cùng kết hợp với nhau trong một số lĩnh vực, tránh đầu tư trùng lặp, lãng phí. NHNN với tư cách là nhà hoạch định chiến lược phát triển chung cho hệ thống ngân hàng sẽ tạo ra môi trường pháp lý đầy đủ và những định hướng cụ thể, góp phần tạo ra một sự cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng. NHNN cần kiểm soát chiến lược phát triển dịch vụ tín dụng bán lẻ chung của các NHTM ở tầm vĩ mô, bảo đảm kiến trúc tổng thể hài hịa trong tồn ngành nhưng vẫn bảo đảm mục đích chung về lợi nhuận cho mỗi ngân hàng. Cụ thể:

+ Đưa ra định hướng và lộ trình phát triển hội nhập chung đối với nghiệp vụ tín dụng bán lẻ để các ngân hàng xây dựng định hướng phát triển của mình, tránh chồng chéo gây lãng phí, dẫn đến không tận dụng được các lợi thế chung.

+ NHNN cần có các biện pháp thúc đẩy hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các NHTM.

Một phần của tài liệu QUẢN lý tín DỤNG KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN á CHÂU – PHÒNG GIAO DỊCH hà ĐÔNG (Trang 113 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)