CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
4.3. Một số kiến nghị
4.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu
Đầu tiên, ACB nên tạo điều kiện hỗ trợ để Chi nhánh Đông Đô tổ chức đào tạo, nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ cho vay, đặc biệt là nâng cao kiến thức về lý luận và nghiệp vụ cho vay KHCN cho các PGD của mình.
Ngoài ra, ACB cần phối hợp với Chi nhánh Đông Đô tổ chức thi tuyển cán bộ, kiểm tra trình độ và phân loại cán bộ cho vay KHCN nhằm tạo ra đội ngũ cán bộ cho vay KHCN có chất lượng thật cao, năng động, sáng tạo trong cơ chế mới, được đối xử cơng bằng với trình độ và kiến thức tương ứng. Từ đó có kế hoạch phân bổ cho các PGD trực thuộc. Điều này sẽ tác động lớn đến nhận thức cũng như hiệu quả làm việc của cán bộ tín dụng KHCN, từ đó nhằm tác động tích cực đến hiệu quả quản lý tín dụng KHCN.
ACB nên có những đổi mới trong công tác tuyển dụng: Thực hiện tuyển dụng từ bên ngoài một cách thường xuyên, đúng quy trình để đảm bảo có thể lựa chọn được người tài phù hợp với yêu cầu của ngân hàng cũng như công việc quan hệ khách hàng cá nhân thơng suốt q trình hoạt động cho các Chi nhánh và PGD. Đảm bảo công tác tuyển dụng cán bộ ngân hàng đúng chuyên ngành ngân hàng để giảm bớt áp lực chi phí đầu tư cho việc đào tạo lại. Công tác tuyển dụng nên tổ chức công khai, không nên ưu tiên cho các đối tượng con em trong ngành.
ACB cần nâng mức phán quyết tín dụng KHCN cho Chi nhánh Hà Đông và Giám đốc các PGD để các Chi nhánh, PGD có thế chủ động trong việc đáp ứng nhu cầu tín dụng của KHCN và cũng tạo điều kiện cho các đơn vị mở rộng qui mô cho vay. Khi có được mức phán quyết cao hơn, ACB – PGD Hà Đơng có thể tận dụng tốt hơn các cơ hội trong kinh doanh, từ đó hoạt động hiệu quả và có sức cạnh tranh lớn hơn so với các ngân hàng khác, đem lại nhiều lợi nhuận cho đơn vị.
ACB giúp đỡ Chi nhánh Đơng Đơ nói chung và PGD Hà Đơng nói riêng về tư liệu, nhân lực trong việc phát triển bộ phận chuyên trách về quản lý tín dụng KHCN tại các đơn vị. Điều này có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, là tác nhân thúc đẩy hiệu quả cơng tác quản lý tín dụng KHCN tại các đơn vị.
ACB cần xây dựng chính sách lãi suất cấp tín dụng KHCN có tính linh hoạt cao hơn, sát hơn với tín hiệu của thị trường. Hỗ trợ Chi nhánh Đông Đô, PGD Hà Đơng xây dựng các chương trình cho vay ưu đãi về lãi suất, phù hợp với từng đối tượng KHCN nhằm mở rộng quy mô hoạt động cho vay KHCN.
ACB cần xây dựng chiến lược, chính sách quản lý rủi ro cho vay KHCN tại ngân hàng cụ thể, chi tiết. Quy định rõ các quy trình, nhiệm vụ của từng bộ phận cho đến các cán bộ cho vay trong việc quản trị rủi ro cho vay KHCN tại ngân hàng.
ACB cần tiếp cận với các nhà cung cấp các dịch vụ cơng nghệ nhằm tìm kiếm các giải pháp phần mềm phù hợp cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, sau đó tiến hành tập huấn và đào tạo lại cho các cán bộ và nhân viên chủ chốt tại các chi nhánh.
ACB cần đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng KHCN nhất là các sản phẩm mang tính chất đặc trưng của ACB so với các sản phẩm của ngân hàng khác để triển khai đồng loạt trong toàn hệ thống tạo ấn tượng cho khách hàng cả nước. Vì vậy trong thời gian tới, ACB cần tiếp tục đầu tư về nguồn lực cũng như cần có các sản phẩm hướng tới nhiều đối tượng khách hàng để phục vụ khách hàng tốt hơn, giữ chân và thu hút nhiều khách hàng hơn. Đó có thể là các chương trình khuyến mãi giá trị lớn, chương trình tri ân khách hàng, các sản phẩm mang tính chất “gối đầu” đa dạng phong phú.
KẾT LUẬN
Tín dụng KHCN có nhiều triển vọng phát triển mạnh mẽ trong tương lai bởi lẽ nhu cầu về sản phẩm này ngày càng tăng cùng với sự gia tăng thu nhập và mức sống của người dân. Hồn thiện cơng tác quản lý tín dụng KHCN là một xu thế tất yếu của các NHTM hiện nay nhằm giảm thiểu rủi ro, cải thiện hiệu quả cho vay KHCN, góp phần nâng cao thu nhập cho NHTM. Với mong muốn hồn thiện cơng tác quản lý tín dụng KHCN của ngân hàng ACB – PGD Hà Đông, luận văn đã được thực hiện và đạt được một số kết quả như sau:
Hệ thống hóa được tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận cơ bản về quản lý tín dụng KHCN tại NHTM, các nội dung chủ yếu xoay quanh về tín dụng KHCN, quản lý tín dụng KHCN và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác này.
Phân tích thực trạng quản lý tín dụng KHCN tại ACB – PGD Hà Đông giai đoạn 2017 – 2019. Chỉ ra được những kết quả, những hạn chế, và những nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn đến hạn chế của cơng tác quản lý tín dụng KHCN của đơn vị.
Trên cơ sở đó, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý tín dụng KHCN tại ACB – PGD Hà Đông. Cụ thể là: (i) Đẩy mạnh triển khai quy trình quản trị rủi ro cho vay KHCN; (ii) Tăng cường hoạt động phối hợp kiểm tra, kiểm soát nội bộ cho vay KHCN và (iii) Nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ nhân sự. Những kiến nghị đối với NHNN Việt Nam và ACB cũng đã được tác giả đề xuất nhằm hỗ trợ công tác quản lý chất lượng cho vay KHCN tại các NHTM nói chung và ACB – PGD Hà Đơng nói riêng.
Với những phân tích và đánh giá trên, cùng với những giải pháp và kiến nghị được nghiên cứu tỉ mỉ và kỹ lưỡng, sẽ phần nào giúp ACB – PGD Hà Đơng có những nhìn nhận sâu sắc về cơng tác quản lý chất lượng cho vay KHCN của mình và thực hiện được những giải pháp đúng đắn để tăng cường quản lý chất lượng cho vay KHCN tại đơn vị.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Đình Bắc (2016), Nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân
tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hải Dương, Luận văn Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế
và Quản trị Kinh doanh, Đại học Thái Nguyên.
2. Nguyễn Đăng Dờn (2007), Tín dụng ngân hàng: Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê.
3. Phạm Ngọc Dũng, Đinh Xuân Hạng (2011), Giáo trình Tài chính Tiền tệ, Nhà xuất bản Tài chính.
4. Đỗ Thanh Hà (2017), Quản lý hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh
tế, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Lê Hoàng Bá Huyền (2019), “Nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Ngọc Lặc – Thanh Hóa”, Tạp chí Tài chính.
6. Nguyễn Hữu Hải (2010), Giáo trình Quản lý học đại cương, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
7. Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Đoàn Thị Thu Hà, Đỗ Thị Hải Hà (2012),
Giáo trình quản lý học, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.
8. Phan Thị Thu Hà (2009), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Giao thông vận tải.
9. Nguyễn Khắc Kiên (2017), Quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Thương mại.
10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), Thông tư số 02/203/TT-NHNN về quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự
phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, Chi nhánh ngân hàng nước ngồi, Hà Nội.
11. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (2019), Sổ tay quản lý tín dụng
khách hàng cá nhân, Hà Nội.
12. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (2019), Báo cáo thường niên năm 2019, Hà Nội.
13. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu – Phịng giao dịch Hà Đơng (2017), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2017, Hà Nội.
14. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu – Phịng giao dịch Hà Đơng (2018), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2018, Hà Nội.
15. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu – Phịng giao dịch Hà Đơng (2019), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2019, Hà Nội.
16. Nguyễn Thị Tuyết Nhung (2019), Hoàn thiện hoạt động cho vay đối với
khách hàng cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng,
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
17. Trần Trọng Phúc (2017), Quản lý tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm, Luận văn Thạc sĩ Quản lý Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế,
Đại học Quốc gia Hà Nội.
18. Trịnh Phú Tín (2018), Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh
tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh Quảng Nam,
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
19. Nguyễn Văn Tiến (2013), Giáo trình Nguyên lý và Nghiệp vụ Ngân hàng