CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Á Châu –
Phịng giao dịch Hà Đơng
3.1.1. Sơ lược về q trình hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) được thành lập theo giấy phép số 0032/NH-GP do NHNN cấp ngày 24/4/1993, giấy phép số 533/GP-UB do UBND thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 13/5/1993. Ngày 14/6/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động, với vốn điều lệ lên tới hơn 9 nghìn tỷ đồng.
ACB – PGD Hà Đơng là PGD trực thuộc ACB – Chi nhánh Đông Đô, được thành lập vào ngày 27/04/2006 với giấy phép hoạt động kinh doanh số: 0301452948-102. Địa chỉ tại: số 30 Quan Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
ACB – PGD Hà Đông hiện nay đang cung cấp những dịch vụ ngân hàng với nhiều tiện ích như: huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn với các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, khơng kỳ hạn; cho vay ngắn hạn, trung dài hạn, các dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng, kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc theo tiêu chuẩn ở thị trường trong nước: thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế; cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Bằng sự nỗ lực của lãnh đạo và cán bộ nhân viên của PGD, ACB – PGD Hà Đơng ln nằm trong top những PGD có doanh số huy động vốn và doanh số cho vay nằm trong tốp đầu khu vực miền Bắc, góp phần vào sự phát triển chung của ACB.
3.1.2. Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực
3.1.2.1. Cơ cấu tổ chức
Trong quá trình hoạt động của mình, bên cạnh việc thực hiện có hiệu quả các chiến lược kinh doanh, ACB – PGD Hà Đông hết sức quan tâm đến công tác tổ chức cán bộ, tạo điều kiện thu gọn bộ máy, giảm chi phí, góp phần thực hiện kế hoạch tài chính của ngân hàng. Tính đến thời điểm hiện tại, tổng số cán bộ của PGD là 26 cán bộ công nhân viên.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của ACB – PGD Hà Đông được thể hiện chi tiết như sau:
Hình 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của ACB – PGD Hà Đông
Nguồn: ACB – PGD Hà Đông 3.1.2.2. Nguồn nhân lực
Giai đoạn 2017 - 2019, tổng số lao động của PGD khơng có thay đổi đáng kể qua các năm. Trung bình dao động từ 24 đến 26 cán bộ, viên chức.
Phân theo giới tính. Tỷ lệ lao động có giới tính nữ ln chiếm nhiều hơn so với nam giới. Việc này cũng có những ảnh hưởng nhất định đối với hoạt động ngân hàng, khi nhân viên nữ thường thực hiện các công việc tại bộ
Ban Giám đốc PGD Phịng Kinh doanh Bộ phận hành chính Phịng Giao dịch Ngân quỹ Bộ phận tín dụng Bộ phận Hỗ trợ tín dụng Bộ phận Giao dịch Bộ phận Quỹ
phận giao dịch khách hàng, nhân viên nam thường được phân cơng các nhiệm vụ địi hỏi sức khỏe, năng động, nhiệt tình để bám sát địa bàn và triển khai các chương trình kinh doanh.
Bảng 3.1. Tình hình nguồn nhân lực tại ACB – PGD Hà Đông giai đoạn 2017 – 2019
Đơn vị tính: người
Chỉ tiêu 2017 2018 2019
SL % SL % SL %
Tổng số lao động 24 100 25 100 26 100
Phân theo giới tính
Nam 13 53,13 12 49,23 13 48,48 Nữ 11 46,88 13 50,77 13 51,52 Phân theo trình độ Sau Đại học 0 0,00 2 7,69 3 12,12 Đại học 21 87,50 21 83,08 21 81,82 Cao đẳng, Trung cấp 3 12,50 2 9,23 2 6,06
Nguồn: ACB – PGD Hà Đông
Đáng chú ý, số lao động có trình độ đại học và sau đại học năm 2019 chiếm gần 95% tổng lao động. Trong khi số lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp giảm đáng kể, từ 12,5% năm 2017 xuống 6,06% năm 2019. Điều này cho thấy, đơn vị rất chú trọng đến việc phát triển nhân sự có trình độ.
3.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh
3.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Hiện nay, được sự cho phép của HSC và Chi nhánh Đông Đô, ACB – PGD Hà Đông đã triển khai các hoạt động huy động vốn từ (i) khu vực KHCN với các sản phẩm như: tiết kiệm có kỳ hạn, tiền gửi trực tuyến qua internet banking, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn lãi suất thả nổi, tiết kiệm gửi
góp theo định kỳ,... và (ii) khu vực doanh nghiệp và các tổ chức khác như tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, đầu tư tích lũy, tiền gửi tích lũy. Có thể nói, các sản phẩm huy động vốn của PGD Hà Đông đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.
Bảng 3.2. Tình hình huy động vốn tại ACB – PGD Hà Đông giai đoạn 2017 – 2019 Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 2018/2017 2019/2018 +/- % +/- % Huy động vốn 206,68 245,54 312,07 38,85 18,80 66,54 27,10
Phân theo đối tƣợng
Dân cư 121,63 150,12 200,94 28,49 23,42 50,82 33,85 Tổ chức kinh tế 85,05 95,42 111,13 10,37 12,19 15,71 16,47
Phân theo kỳ hạn
Không kỳ hạn 56,26 64,90 75,55 8,64 15,35 10,66 16,42 Có kỳ hạn 150,42 180,64 236,52 30,22 20,09 55,88 30,93
Phân theo loại tiền
VNĐ 197,69 235,44 301,93 37,75 19,10 66,49 28,24 Ngoại tệ quy đổi 8,99 10,09 10,14 1,10 12,23 0,05 0,51
Nguồn: ACB – PGD Hà Đơng
Qua bảng 3.2, ta có thể thấy tình hình huy động vốn của PGD có sự cải thiện qua các năm. Năm 2017, PGD Hà Đông huy động được 206,68 tỷ đồng, tăng lên thành 245,54 tỷ đồng vào năm 2018 (tương ứng tăng 18,80%), đến năm 2019, nhờ áp dụng quyết liệt các chính sách thu hút vốn huy động như triển khai các chương trình khuyến mãi, tăng lãi suất huy động, ... số vốn huy động của PGD Hà Đông đạt được là 312,07tỷ đồng (tức tăng 27,10% so với năm 2018).
Phân theo đối tượng huy động. Tiền gửi dân cư luôn chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng nguồn vốn huy động của PGD Hà Đông, tăng từ mốc 58,9% năm 2017 lên 64,4% vào năm 2019. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn từ dân cư hàng năm đều từ 25%-33% trong giai đoạn này.
Phân theo kỳ hạn huy động. Tiền gửi có kỳ hạn của ACB - PGD Hà
Đông từ mốc 72,8% vào năm 2017, tăng lên thành 75,8% vào năm 2019. Trong khi tiền gửi khơng kỳ hạn có tỷ lệ giảm từ 27,2% còn 24,2% trong cùng giai đoạn. Điều này tương đối dễ hiểu, khi tiền gửi không kỳ hạn thường là tiền gửi thanh tốn, với lãi suất khơng kỳ hạn rất thấp. Do đó, nếu người dân có tiền nhàn rỗi, họ sẽ gửi tiền có kỳ hạn để được hưỡng lãi suất cao hơn.
Phân theo loại tiền huy động. Huy động vốn nội tệ chiếm thị phần chủ
đạo trong huy động vốn. Số liệu cũng thể hiện đồng tiền nội tệ chiếm trên 95% tổng nguồn tiền huy động, cụ thể qua các năm; năm 2017 đồng tiền huy đồng vốn nội tệ tỷ trọng 95,6% so với đồng ngoại tệ chỉ có tỷ trọng 4,4%, năm 2018 đồng nội tệ chiếm tỷ trọng 95,9% và năm 2018 thì tỷ trọng tăng nhẹ lên 96,7%.
3.1.3.2. Hoạt động cho vay
Trong thời gian qua, ACB – PGD Hà Đơng đã tích cực thực hiện nhiều giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng dư nợ cho vay của đơn vị.
Theo đó, tổng dư nợ cho vay của ACB – PGD Hà Đông không ngừng tăng trưởng qua các năm. Năm 2017, dư nợ cho vay của ACB – PGD Hà Đông đạt 186,45 tỷ đồng, năm 2018 thành 237,94 tỷ đồng (tăng 27,62%) và năm 2019 đạt 290,82 tỷ đồng (tăng 22,22%).
Về dư nợ cho vay phân theo đối tượng cho vay. Đa phần dư nợ cho vay
của PGD là KHCN, với tỷ trọng năm 2019 là 52%. Tỷ trọng dư nợ cho vay KHDN giảm dần từ 50,8% năm 2017 xuống còn 48% năm 2019. Điều này cũng phù hợp với định hướng của Chi nhánh cũng như của ACB, trong việc
trở thành một ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, với việc nhấn trọng tâm phát triển các dịch vụ vào nhóm KHCN và các đối tượng khách hàng DNNVV.
Bảng 3.3. Tình hình cho vay tại ACB – PGD Hà Đơng giai đoạn 2017 – 2019
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm Năm Năm 2018/2017 2019/2018 2017 2018 2019 +/- % +/- %
Dƣ nợ cho vay 186,45 237,94 290,82 51,49 27,62 52,88 22,22 Phân theo đối tƣợng
KHCN 91,81 122,21 151,34 30,40 33,11 29,13 23,84 KHDN 94,64 115,73 139,48 21,09 22,28 23,75 20,52
Phân theo kỳ hạn
Ngắn hạn 138,44 181,19 225,76 42,75 30,88 44,57 24,60 Trung và dài hạn 48,01 56,75 65,06 8,74 18,20 8,31 14,64
Phân theo loại tiền
VNĐ 167,30 217,10 268,66 49,79 29,76 51,56 23,75 Ngoại tệ quy đổi 19,15 20,84 22,16 1,70 8,86 1,32 6,31
Nguồn: ACB – PGD Hà Đông Về dư nợ cho vay phân theo kỳ hạn. Trong những năm gần đây, nguồn
tiền gửi có xu hướng giảm mạnh các kỳ hạn dài. Do đó, để phù hợp với thị trường vốn và đảm bảo theo định hướng của HSC cũng như ACB – Chi nhánh Đông Đô, đơn vị xác định mục tiêu giảm dần dư nợ trung dài hạn và gia tăng dư nợ ngắn hạn, xây dựng các giải pháp cụ thể thực hiện thu nợ kịp thời, tập trung giải ngân các cam kết đã ký và theo danh mục đã được HSC phê duyệt.
Về dư nợ cho vay phân theo tiền tệ. Hoạt động cho vay của đơn vị chủ
đang có xu hướng giảm dần qua các năm. Theo đó, cho vay bằng đồng nội tệ có tỷ lệ tăng từ 89,7% năm 2017 lên 92,4% vào năm 2019. Trong khi đó, cho vay bằng đồng ngoại tệ (chủ yếu là USD và EUR) giảm từ 10,3% năm 2017 xuống còn 7,6% vào năm 2019.
3.2. Phân tích thực trạng cơng tác quản lý tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Á Châu – Phịng giao dịch Hà Đơng
3.2.1. Bộ máy quản lý và chính sách tín dụng khách hàng cá nhân
3.2.1.1. Bộ máy quản lý tín dụng khách hàng cá nhân
Bộ máy quản lý tín dụng của ACB – PGD Hà Đông được tổ chức theo quy định và chính sách của ACB, cụ thể như sau:
- Giám đốc/Phó giám đốc PGD:
Kiểm sốt ý kiến của cán bộ quan hệ khách hàng; ý kiến thẩm định và đề xuất của cán bộ thẩm định; đưa ra ý kiến độc lập và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với các khoản vay vượt thẩm quyền;
Phê duyệt quyết định tín dụng trong thẩm quyền tín dụng của Giám đốc/Phó giám đốc PGD được Giám đốc Chi nhánh giao bằng văn bản; Trình Giám đốc/phó giám đốc Chi nhánh phê duyệt tín dụng, xử lý tín dụng đối với các trường hợp vượt thẩm quyền;
Phân công và đôn đốc cán bộ quan hệ khách hàng thực hiện các công việc liên quan đến việc chấm đểm xếp hạng tín dụng nội bộ KHCN theo quy định;
Phó giám đốc PGD là người kiểm soát bản chấm điểm trên thệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ KHCN; Giám đốc PGD là người phê duyệt bản chấm điểm nằm trong mức thẩm quyền được giao trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ KHCN.
- Cán bộ quan hệ khách hàng/cán bộ tín dụng:
Thu thập hồ sơ KHCN theo quy định: Nỗ lực đàm phán với KHCN để thu thập đầy đủ hồ sơ, tài liệu, thông tin cần thiết. Cần hiểu rõ thực tế KHCN và phải kiểm tra chéo hoạt động của KHCN với các hồ sơ, tài liệu KHCN về khách hàng nhằm phát hiện những mâu thuẫn hoặc các dấu hiệu nghi ngờ về mức độ tin cậy của thông tin ảnh hưởng đến quyết định cho vay. Bảo đảm tính chính xác, chân thực về thơng tin, hồ sơ do KHCN cung cấp và tính khớp đúng giữa hồ sơ giấy so với hồ sơ cho vay điện tử được lưu trữ;
Đề xuất phê duyệt quyết định cho vay KHCN phải (i) trên cơ sở thực tế hoạt động và khả năng trả nợ của KHCN; (ii) phù hợp với quy định của pháp luật và quy định của ACB trong từng thời kỳ;
Đôn đốc, nhắc nợ, thu hồi khoản vay;
Kiểm tra, giám sát sau vay theo quy định của ACB.
- Bộ phận tín dụng
Tìm kiếm khách hàng, thẩm định cho vay trong thẩm quyền;
Xem xét trình cấp có thẩm quyền quyết định cho vay, bảo lãnh, theo dõi quá trình cho vay;
Quản lý khách hàng sau giải ngân.
- Bộ phận hỗ trợ tín dụng
Thực hiện cơng việc giải ngân cho khách hàng vay trên cơ sở hồ sơ đã được phê duyệt;
Thực hiện thu nợ của khách hàng theo thơng báo của phịng tín dụng.
- Cán bộ thẩm định tín dụng:
Thực hiện rà sốt hồ sơ, thẩm định, lập tờ trình thẩm định KHCN; Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng khác liên quan đến KHCN theo sự phân công của ban lãnh đạo chi nhánh trong từng thời kỳ.
Bên cạnh đó, đối với những khoản tín dụng KHCN có giá trị lớn, vượt quá thẩm quyền cấp tính dụng của Giám đốc/Phó giám đốc PGD, Giám đốc
PGD có trách nhiệm trình lên cấp có thẩm quyền cao hơn là Ban lãnh đạo Chi nhánh để phê duyệt. Trong trường hợp này, nhiệm vụ của các bộ phận liên quan trong cơng tác quản lý tín dụng KHCN tại Chi nhánh được quy định cụ thể như sau:
- Giám đốc/phó giám đốc chi nhánh:
Có trách nhiệm đầy đủ, trực tiếp, toàn diện đối với hoạt động tín dụng tại đơn vị, đứng đầu là Giám đốc chịu trách nhiệm đầu tiên và toàn bộ từ khâu tìm kiếm, lựa chọn khách hàng,; thẩm định và quyết định cấp tín dụng; quản lý KHCN; quản lý dịng tiền và việc sử dụng vốn vay; thu hồi nợ;… chủ động kiểm soát mọi rủi ro trong hoạt động cho vay KHCN; giám sát khách hàng ký kết hợp đồng cho vay, và các biên bản liên quan đến cho vay đảm bảo việc ký kết phải được thực hiện bởi người có thẩm quyền của khách hàng theo quy định của pháp luật và của ACB (nếu có).
Giám đốc chi nhánh phê duyệt quyết định cho vay cho các KHCN có giao dịch trực tiếp tại chi nhánh trong mức thẩm quyền tín dụng của mình; được quyền giao mức thẩm quyền tín dụng cho phó giám đốc chi nhánh theo quy định của ACB; Phân công cán bộ thẩm định tại chi nhánh theo số lượng cán bộ kinh doanh thực tế tại chi nhánh/phịng giao dịch;…
Phó giám đốc Chi nhánh chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động, phê duyệt quyết định cho vay cho các KHCN có giao dịch trực tiếp tại chi nhánh trong mức thẩm quyền tín dụng được Giám đốc giao bằng văn bản.
- Trưởng/phó phịng kinh doanh tại Chi nhánh:
Trên cơ sở các chỉ tiêu được giao hàng năm, thực hiện xây dựng chiến lược phát triển cho tất cả các phân khúc của thị trường KHCN (khách hàng có thu nhập rất cao, cao, trung bình, khách hàng phổ thông và khách hàng trẻ) trong địa bàn hoạt động.
Chịu trách nhiệm đối với chỉ tiêu kinh doanh của cán bộ quan hệ khách hàng/cán bộ tín dụng, thực hiện xây dựng kế hoạch bán chính các sản phẩm, dịch vụ KHCN, bán chéo các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đi kèm; Quản lý từng cán bộ quan hệ khách hàng/cán bộ tín dụng, thúc đẩy, đôn đúc các cán bộ quan hệ khách hàng/cán bộ tín dụng hồn thành chỉ tiêu được giao;
Chịu trách nhiệm chỉ tiêu của phòng kinh doanh, tiếp nhận và phân bổ chỉ tiêu cho các cán bộ quan hệ khách hàng/cán bộ tín dụng, lập kế hoạch triển khai/giám sát bán hàng, quản lý cơng tác phục vụ chăm sóc khách hàng của cán bộ quan hệ khách hàng/cán bộ tín dụng.
Các công việc khác theo yêu cầu của Giám đốc/phó giám đốc chi nhánh.
3.2.1.2. Chính sách tín dụng khách hàng cá nhân Chính sách sản phẩm tín dụng KHCN
Hiện tại, ACB – PGD Hà Đơng có hai nhóm sản phẩm tín dụng KHCN, đó là: (i) Nhóm sản phẩm vay vốn phục vụ mục đích tiêu dùng: cho vay cầm cố giấy tờ có giá, cho vay tiêu dùng khơng có TSĐB, cho vay tiêu dùng có TSĐB, cho vay mua ô tô, cho vay mua nhà dự án, cho vay xây sửa nhà, cho