Đẩy mạnh triển khai quy trình quản trị rủi ro tín dụng khách hàng

Một phần của tài liệu QUẢN lý tín DỤNG KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN á CHÂU – PHÒNG GIAO DỊCH hà ĐÔNG (Trang 106)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp hồn thiện quản lý tín dụng cá nhân của Ngân hàng

4.2.2. Đẩy mạnh triển khai quy trình quản trị rủi ro tín dụng khách hàng

cá nhân

Dựa trên định hướng chung về quản lý tín dụng KHCN của ACB – PGD Hà Đơng như ngành hàng và loại hình doanh nghiệp, ban lãnh đạo đơn vị cũng như trưởng các bộ phận cần đưa ra chính sách tín dụng, định hướng riêng cho PGD, để làm cơ sở cho cán bộ nắm bắt và có hướng đi đúng đắn, đảm bảo theo sát quy trình quản trị RRTD đã được đưa ra bởi HSC và ACB – Chi nhánh Đông Đô.

ACB – PGD Hà Đông cùng với các cán bộ chủ chốt với nhiều kinh nghiệm trong quá trình quản lý tín dụng có thể xây dựng cẩm nang về tín dụng, trong đó nêu ra những bài học rủi ro cho vay KHCN của PGD qua các thời kỳ, nguyên nhân gây ra rủi ro cũng như cách thức xử lý rủi ro để các cán bộ mới có thể học tập và đúc rút kinh nghiệm riêng cho bản thân tránh mắc sai lầm. Cẩm nang này có thể được thực hiện dưới sự chủ trì của ACB – PGD Hà Đông, cùng với sự hỗ trợ từ Chi nhánh Đơng Đơ.

trình chung mà HSC và Chi nhánh Đông Đô đã ban hành: bắt đầu tư việc thu thập thông tin KHCN, thẩm định xét duyệt khoản vay đến khâu giải ngân, giám sát và thu hồi nợ. Trong từng khâu của quy trình cần phải thực hiện những nội dung kỹ thuật nghiệp vụ cơ bản, các bước cần tiến hành từ khi bắt đầu đến khi kết thúc một món vay mà những điểm chính là khâu thẩm định mặt hiệu quả tài chính của món vay, kiểm tra kiểm soát việc sử dụng vốn trong quá trình vay của KHCN. Việc thực hiện đúng theo những hướng dẫn, quy định của Hội sở, các chế độ cho vay do các cơ quan chức năng của Nhà nước ban hành là rất cần thiết để hạn chế tối đã khả năng mất vốn.

Mức độ chính xác trong các khâu thẩm định, kiểm tra, kiểm sốt càng cao thì khả năng thu hồi vốn của đơn vị càng lớn. Điều này đảm bảo chất lượng cho vay KHCN của đơn vị và hạn chế RRTD KHCN đối với ACB – PGD Hà Đông. Do vậy việc đẩy mạnh triển khai một cách chính xác về mặt quy trình, nghiệp vụ trong quá trình cho vay là một việc hết sức cần thiết. Cụ thể là:

Thứ nhất, đẩy mạnh và đảm bảo chất lượng công tác thẩm định khách hàng tại PGD.

Để đảm bảo việc thẩm định có chất lượng và giảm thiểu rủi ro sau khi ra quyết định cấp tín dụng thì ACB – PGD Hà Đông cần:

- Thông qua những cảnh báo về các ngành hàng đang tiềm ẩn rủi ro, những tồn tại và bài học kinh nghiệm rút ra trong cơng tác tín dụng trong thời gian qua, từ đó có thể nhận dạng các dấu hiệu rủi ro.

- Để chất lượng thẩm định được đồng bộ, ACB – PGD Hà Đông tránh sự chênh lệch, khập khiễn về trình độ giữa các cán bộ thẩm định.

- Cần tìm hiểu kĩ về ngành nghề, lĩnh vực, chu kì kinh doanh, xu hướng phát triển trong tương lai ngành nghề hoạt động của khách hàng mà ACB – PGD Hà Đơng thẩm định để có thể lượng hóa được rủi ro từ đó có biện pháp

giám sát khoản vay để có ứng xử hợp lý.

- Thận trọng trong việc nhận TSĐB hình thành từ vốn vay, đặc biệt tài sản là phương tiện vận tải bộ, vận tải thuỷ, máy móc thi cơng trong xây dựng cơ bản vì rất khó khăn trong q trình quản lý, giám sát TSĐB. Việc nhận thế chấp kho hàng hoá chỉ được thực hiện khi ACB – PGD Hà Đông quản lý được kho hàng thế chấp. Việc lựa chọn TSĐB tại đơn vị cũng cần được cải tiến hơn, đảm bảo đó phải là những tài sản có tính thị trường, dễ mua bán và chuyển nhượng. Không nên chú trọng vào TSĐB trong q trình phân tích mà cần phải chú trọng đến việc xem xét tình hình hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính cũng như tư cách của khách hàng vay. Bởi trên thực tế khi xảy ra rủi ro thì việc xử lý tài sản cũng sẽ mất nhiều thời gian và chủ yếu xử l được nếu có sự hợp tác của khách hàng

- Trong điều kiện có thể, cần tách chi tiết bộ phận thẩm định theo các lĩnh vực lớn mà ACB – PGD Hà Đơng thường cho vay vì thực tế khơng phải cán bộ thẩm định nào cũng có thể am hiểu mọi lĩnh vực kinh doanh. Do vậy, việc chia tách như trên sẽ giúp cán bộ thẩm định có điều kiện chuyên sâu hơn nghiệp vụ thẩm định của mình. Đây là những nội dung hồn tồn thuộc thẩm quyền của Giám đốc PGD và có thể tiến hành triển khai ngay.

Thứ hai, đảm bảo chất lượng đánh giá và xếp hạng khách hàng tại PGD.

Đánh giá KHCN và xếp hạng tín dụng là khâu trọng yếu quyết định kết quả phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro cho vay KHCN, ngồi ra là một căn cứ quan trọng để ACB – PGD Hà Đông lựa chọn KHCN, xem xét quyết định cấp vốn đối với KHCN một cách chính xác để đem lại chất lượng cho vay KHCN cao, theo dõi diễn biến về hạng KHCN để điều chỉnh quan hệ cho vay cho phù hợp. Để nâng cao chất lượng đánh giá và xếp hạng khách hàng, ACB – PGD Hà Đông cần:

- Thực hiện chấm điểm và xếp hạng KHCN theo đúng quy định, đúng thực chất tình hình khách hàng để làm cơ sở cho việc phân loại nợ.

- Đánh giá chính xác về KHCN với tình hình hiện tại và khả năng phát triển trong tương lai, đánh giá khả năng trả nợ vay của KHCN, trên cơ sở đó đưa ra quyết định cấp tín dụng chính xác.

- Việc đánh giá, xếp hạng KHCN phải thực hiện định kì 3 hoặc 6 tháng lần, nếu KHCN có xếp hạng giảm đi thì ACB – PGD Hà Đơng nên có chính sách kiểm sốt chặt chẽ hơn hoặc cho vay kèm theo các điều kiện cho vay cụ thể.

Thứ ba, PGD cần tăng cường giám sát, kiểm soát khoản vay KHCN

Việc quản lý giám sát KHCN liên tục trong quá trình từ khi phát sinh giao dịch đến khi hoàn thành nghĩa vụ trả nợ của KHCN là rất cần thiết. Điều này sẽ giúp cho cán bộ có thể nhanh chóng nhận diện rủi ro để có hướng xử lý kịp thời. Về cách thức kiểm tra: Cán bộ tín dụng cần đến trực tiếp địa bàn của KHCN. Các nội dung kiểm tra đối với một khoản vay cụ thể như sau:

ACB – PGD Hà Đông phải tổ chức theo dõi sát sao từng khoản vay tiêu dùng của KHCN, thường xuyên cập nhật thông tin của KHCN, theo dõi chặt chẽ dịng tiền thanh tốn, kiểm tra sử dụng vốn đúng quy định, vì nếu KHCN sử dụng vốn vay đúng mục đích và hiệu quả thì KHCN mới có thể trả gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn cho ngân hàng.

Theo dõi tình hình trả nợ của KHCN, đảm bảo khách hàng trả nợ đúng cam kết. Việc cho vay KHCN mới chỉ thực hiện dựa trên nguyên tắc lựa chọn những phương án khả thi hiệu quả, có thu nhập đủ khả năng trả nợ và chi nhánh có khả năng kiểm sốt được nguồn tiền thanh toán. Đối với TSĐB, yêu cầu thực hiện việc nhận TSĐB theo đúng quy định, khuyến khích khách hàng mua bảo hiểm tài sản và ưu tiên chuyển quyền thụ hưởng về đơn vị.

Khi phát hiện KHCN sử dụng vốn vay sai mục đích, ACB – PGD Hà Đơng có thể kiến nghị thu hồi nợ trước hạn. Cán bộ quan hệ KHCN phải luôn

theo dõi, giám sát khoản vay để phát hiện kịp thời những dấu hiệu phát sinh rủi ro và có biện pháp xử lý kịp thời. Việc phát hiện những dấu hiệu rủi ro cần phải có sự thơng tin liên lạc trong hệ thống, các cán bộ quản lý đều có trách nhiệm thơng báo cho cán bộ quan hệ KHCN quản lý cho vay những dấu hiệu rủi ro, tạo cơ chế thông tin linh hoạt.

Bên cạnh đó, việc báo cáo kịp thời theo đúng yêu cầu về rủi ro cũng là công cụ hỗ trợ đắc lực cho cơng tác kiểm sốt cho vay KHCN. Báo cáo có đầy đủ nội dung về tình hình sử dụng khoản vay hiện tại của KHCN, mức độ hợp tác của KHCN với ngân hàng. Các báo cáo phải thể hiện rõ về của tình hình, chi tiết danh mục khách hàng, kế hoạch hành động cụ thể, cũng như là kết quả của việc xử lý tồn tại đã đặt ra lần trước để tiếp tục tránh lặp lại các sai lầm như vậy mới có định hướng hành động tiếp theo. Định kỳ báo cáo có thể là tuần, tháng, quý, định kỳ báo cáo hàng ngày và báo cáo đột xuất.

4.2.3. Tăng cường hoạt động phối hợp kiểm tra, kiểm sốt nội bộ tín dụng khách hàng cá nhân

Mặc dù đã có những quy định cụ thể về việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ do HSC và Chi nhánh Đông Đô ban hành. Nhưng sự phối hợp của cán bộ kiểm soát của PGD Hà Đơng vẫn cịn hạn chế, các cuộc kiểm tra của kiểm sốt nội bộ mới chủ yếu hướng tới tính tuân thủ, sự đầy đủ của hồ sơ chứng từ mà chưa chú trọng vào việc đánh giá các rủi ro và sự phù hợp của các thủ tục kiểm soát của đơn vị. Do đó, đây là một vấn đề cần được ACB – PGD Hà Đông triển khai quyết liệt trong thời gian tới ở đơn vị.

Bên cạnh việc tăng cường phối hợp với cơng tác kiểm sốt nội bộ định kỳ và đột xuất, cần tăng cường cơng tác kiểm sốt từ xa dưới hình thức gián tiếp thơng qua báo cáo trên hệ thống mạng, phần mềm nội bộ nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là hoạt động của ngân hàng an toàn, hiệu quả và tuân thủ đúng quy định của Nhà nước.

Ngoài sự giám sát của các đồn kiểm tra kiểm sốt nội bộ của HSC và của Chi nhánh Đông Đô, ACB – PGD Hà Đông cần thành lập các tổ, bộ phận kiểm tra chéo nhằm phát hiện kịp thời các sai sót để chấn chỉnh. ACB – PGD Hà Đơng cần bố trí người có kinh nghiệm, đạo đức, và trình độ chun mơn thích hợp để thực hiện kiểm tra hoạt động tín dụng. Nhân sự này phải có quyền báo cáo trực tiếp với cấp phụ trách cao và ban giám đốc về mọi trường hợp gian lận, nghi ngờ gian lận, về các hành vi vi phạm nội qui, qui định của ACB – PGD Hà Đông, cũng như qui định của pháp luật mà có khả năng làm tăng rủi ro và giảm lợi ích kinh tế của chi nhánh để kịp thời có biện pháp khắc phục, giảm nguy cơ thất thốt vốn.

4.2.4. Xây dựng chính sách triển khai đa dạng các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân hàng cá nhân

Hồn thiện và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ là bước đi tất yếu của các NHTM hiện nay. Tuy nhiên nguồn lực của mỗi ngân hàng là hạn chế nên ngân hàng cần phải xác định được loại nghiệp vụ chiến lược của ngân hàng, nghiệp vụ nào ngân hàng có ưu thế nhất, đáp ứng nhu cầu thị trường tốt nhất. Từ đó xây dựng được danh mục sản phẩm cho vay KHCN chuẩn hóa với hàm lượng cơng nghệ cao, có đặc điểm nổi trội so với các sản phẩm khác trên thị trường, tạo ra sự khác biệt trong cạnh tranh.

Các sản phẩm cho vay KHCN đưa ra nên định hướng phân khúc vào một nhóm đối tượng khách hàng cụ thể có trình độ, năng lực làm việc tốt, có nguồn thu nhập ổn định, rõ ràng đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng, hạn chế rủi ro cho ACB – PGD Hà Đông, như: Cán bộ nhân viên làm việc tại các công ty liên doanh, cơng ty 100% vốn nước ngồi, văn phịng đại diện các tổ chức quốc tế, những nhà quản lý tại các cơng ty có uy tín trên thị trường, những hộ kinh doanh tại các chợ đầu mối. Những nhóm đối tượng này cần ưu tiên, tạo điều kiện cho họ tiếp cận các dịch vụ ngân hàng.

Các ngân hàng trên thị trường đều có các sản phẩm tương ứng, tuy nhiên để cạnh tranh, mỗi ngân hàng không chỉ đưa ra các sản phẩm cho vay KHCN tương tự mà phải có sự riêng biệt trong từng sản phẩm về cách thức trả nợ gốc, lãi suất áp dụng, thời gian vay vốn và cơng nghệ có thể quản lý, tính tốn được sự đa dạng của khoản vay.

Tạo ra sự riêng biệt trong sản phẩm cho vay KHCN cũng sẽ góp phần khơng nhỏ vào việc thu hút khách hàng, người vay vốn khi có nhu cầu vay hộ thường nghĩ đến ngân hàng nào chuyên nghiệp nhất, hướng tới khách hàng nhất và sau khi vay xong những người này sẽ giới thiệu cho nhiều người khác có nhu cầu vay vốn, thị phần sẽ được mở rộng ra.

Tính riêng biệt của ACB – PGD Hà Đông trong thời gian tới cần tập trung vào một số sản phẩm chiến lược mũi nhọn: (i) Sản phẩm cho vay nhà đất: Cần tập trung vào các dự án bất động sản mà ACB – PGD Hà Đông tài trợ cho các chủ dự án, từ đó đưa ra các gói cho vay ưu đãi đối với những người có nhu cầu mua nhà tại các dự án này, vừa giúp chủ đầu tư nhanh chóng thu hồi vốn, vừa phát triển dịch vụ của Chi nhánh. Cần tích cực tìm kiếm, khai thác hợp tác với các dự án mới trên địa bàn; (ii) Các sản phẩm cho vay KHCN khác: ACB – PGD Hà Đơng có lợi thế nằm trong khu vực dân cư có trình độ, đời sống, thu nhập đảm bảo. Do đó nhu cầu chi tiêu các sản phẩm cao cấp phục vụ đời sống cũng cao. Đối với khách hàng có nguồn ổn định từ lương (có bảng lương), từ hoạt động kinh doanh (có cửa hàng kinh doanh, có đăng ký kinh doanh, nộp thuế cho Nhà nước đầy đủ) mà chứng minh đầy đủ, ACB – PGD Hà Đông nên giải quyết nhanh chóng, tờ trình nên ngắn gọn, nhằm tiết kiệm thời gian.

Bên cạnh đó, ACB – PGD Hà Đông cần tiếp tục nghiên cứu và triển khai triệt để các sản phẩm, dịch vụ cho vay KHCN với tính năng, tiện ích cao cho KHCN như: cho vay khám chữa bệnh, du lịch, ... Tiếp tục phát triển

mạnh các kênh phân phối điện tử (Internet, ATM, POS, Mobile, phone, SMS banking, Contact center) đồng bộ, có tính bảo mật cao, có khả năng tích hợp và hỗ trợ các hoạt động ngân hàng truyền thống, dễ tiếp cận mọi lúc, mọi nơi và dễ sử dụng, thân thiện nhằm thu hút ngày càng nhiều KHCN.

4.3. Một số kiến nghị

4.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

- NHNN cần hồn thiện và cụ thể hóa các nội dung của luật ngân hàng, hướng dẫn các NHTM và các tổ chức tín dụng thực hiện các quy định đó. Đồng thời phải kịp thời sửa đổi các điểm không phù hợp trong các văn bản cũ, tạo điều kiện cho các ngân hàng khơng gặp khó khăn trong việc thực thi các chính sách do Nhà nước đề ra trong hoạt động ngân hàng.

Ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động ngân hàng cần được thực hiện đồng bộ với việc ban hành các văn bản điều chỉnh hoạt động kinh doanh, quản lý các bộ ngành khác nhau trong phạm vi có liên quan đến hoạt động ngân hàng. Đặc biệt, cần bổ sung, hồn thiện các chính sách cơ chế phát triển sản phẩm dịch vụ tín dụng bán lẻ.

Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính vì những hoạt động hành chính của Nhà nước liên quan rất nhiều đến hoạt động của NHTM.

- NHNN cần tăng cường áp dụng khoa học công nghệ trong hoạt động ngân hàng. Cụ thể, NHNN cần có một khoản vốn phù hợp cho quỹ hiện đại hóa Ngân hàng để đổi mới tồn diện triệt để, nhất là hệ thống thơng tin quản lý, hệ thống thanh toán liên ngân hàng, hệ thống giao dịch điện tử và giám sát từ xa.

- NHNN cần nắm bắt cơ hội trong quan hệ hợp tác quốc tế nhằm khơi

Một phần của tài liệu QUẢN lý tín DỤNG KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN á CHÂU – PHÒNG GIAO DỊCH hà ĐÔNG (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)