một số ngân hàng thƣơng mại
1.3.1. Kinh nghiệm của một số ngân hàng thương mại
Luận văn tiến hành lựa chọn hai trường hợp điển hình để có thể đề xuất bài học kinh nghiệm quản lý tín dụng KHCN cho ngân hàng ACB – PGD Hà Đông: (i) Thứ nhất, một PGD của ngân hàng ACB nhưng tại một địa phương khác có hoạt động quản lý tín dụng KHCN đạt hiệu quả cao; (ii) Thứ hai: một PGD của một NHTM khác nhưng có địa bàn hoạt động tại Hà Nội (cùng địa bàn của ACB – PGD Hà Đơng) làm tốt cơng tác quản lý tín dụng KHCN.
1.3.1.1. Ngân hàng ACB – Phòng giao dịch Phú Hội, Thừa Thiên Huế
Xác định rõ phương châm đồng hành cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, ngân hàng ACB – PGD Phú Hội luôn thực hiện các giải pháp thu hút nguồn vốn làm cơ sở để đầu tư tín dụng, đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho các dự án SXKD có hiệu quả. Tính đến cuối tháng 12/2019, tổng nguồn vốn huy động của đơn vị đạt trên 342,5 tỷ đồng, dư nợ cho vay đạt trên 425,8 tỷ đồng. Chất lượng tín dụng KHCN được Chi nhánh kiểm soát rất tốt, tỷ lệ nợ xấu KHCN ở mức rất thấp (chỉ chiếm 0,15% tổng dư nợ KHCN); lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đạt mức cao.
Trong công tác xử lý nợ xấu, ngân hàng ACB – PGD Phú Hội tiến hành đánh giá tồn diện tình hình tài chính, hoạt động SXKD, hồ sơ pháp lý của khách hàng phát sinh nợ xấu và đề ra các biện pháp xử lý phù hợp đối với từng khách hàng, từng khoản nợ. Thực hiện các giải pháp hỗ trợ khách hàng
gặp khó khăn tạm thời để khôi phục SXKD, tạo nguồn trả nợ; giảm lãi suất đối với các khoản vay cũ cho khách hàng, thực hiện tái cơ cấu lại nợ vay đối với trường hợp đủ điều kiện giúp khách hàng vượt qua khó khăn.
Bên cạnh đó, đơn vị thường xuyên làm việc với khách hàng, đôn đốc, gửi văn bản thông báo đề nghị khách hàng tìm kiếm mọi nguồn thu trả nợ vay. Ngoài ra, ngân hàng ACB – PGD Phú Hội còn phối hợp với các khách hàng để thu hồi công nợ phải thu, thanh lý các TSĐB là bất động sản, động sản để thu hồi nợ xấu. Nhờ đó, ngân hàng ACB – PGD Phú Hội đã xử lý được gần 27 tỷ đồng nợ xấu nội bảng và nợ xấu ngoại bảng thông qua TSĐB của khách hàng.
Trong công tác đảm bảo chất lượng đội ngũ nhân lực. Đội ngũ cán bộ quản lý tín dụng và phi tín dụng được cử tham gia các lớp đào tạo nghiệp vụ và kỹ năng quản lý để thực sự trở thành cánh tay nối dài của Ban lãnh đạo đơn vị, kịp thời phản ánh các khó khăn vướng mắc trong hoạt động kinh doanh nói chung và quản lý tín dụng KHCN nói riêng. Cán bộ, nhân viên ngân hàng ACB – PGD Phú Hội được trẻ hóa, trình độ chun mơn vững vàng và nhiệt tình, năng động trong cơng việc.
Ban lãnh đạo ngân hàng ACB – PGD Phú Hội luôn sát sao trong chỉ đạo hoạt động kinh doanh, bám sát từng mảng hoạt động kinh doanh, trực tiếp tháo gỡ khó khăn cho các hoạt động nghiệp vụ. Ngồi ra, ngân hàng ACB – PGD Phú Hội còn xây dựng được mối đoàn kết từ nội bộ ban lãnh đạo đến các bộ phận chun mơn nghiệp vụ; có cơ chế khen thưởng cho cán bộ, nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ.
1.3.1.2. Ngân hàng Agribank – Phòng giao dịch Đức Giang, Hà Nội
Với những hướng đi và giải pháp phù hợp, Agribank – PGD Đức Giang đã và đang khẳng định chất lượng hoạt động, tăng trưởng ổn định, tạo dựng niềm tin với khách hàng.
Tính đến ngày 31/12/2019; dư nợ tín dụng KHCN của Agribank – PGD Đức Giang đạt 402 tỷ đồng, tăng 15% so với đầu năm 2019; tỉ lệ nợ xấu luôn được khống chế ở mức thấp, ở dưới 0,5%, bảo đảm an toàn nguồn vốn. Bên cạnh các khoản vay đầu tư phát triển nông nghiệp theo thế mạnh của ngành, Agribank – PGD Đức Giang cịn triển khai các gói cho vay tiêu dùng dựa trên nhu cầu thực tế của người dân nhằm đẩy lùi nạn tín dụng đen trên địa bàn.
Để đảm bảo hiệu quả công tác quản lý tín dụng KHCN, Agribank – PGD Đức Giang đã thực hiện các giải pháp như sau:
Thứ nhất, Agribank – PGD Đức Giang đã thực hiện tốt công tác kiểm tra trước trong và sau khi cho vay.
Agribank – PGD Đức Giang thường xuyên tổ chức các đợt kiểm tra để kịp thời phát hiện những sai phạm, kịp thời khắc phục và ngăn ngừa những sai sót phát sinh, tránh những sai sót được lặp đi lặp lại nhiều lần. Trong đó, Agribank – PGD Đức Giang quan tâm đặc biệt lĩnh vực SXKD thương mại được do đặc thù lĩnh vực này có nhiều biến động, địi hỏi sau khi cho vay phải bám sát, nắm vững tình hình, trên cơ sở đó đưa ra những biện pháp quản lý phù hợp. Trong mỗi lần kiểm tra kiểm sốt, CBTD khơng chỉ dừng lại ở mặt hồ sơ mà cịn đối chiếu kiểm tra thực tế tình hình kinh doanh của khách hàng, tình hình thực hiện dự án, phương án kinh doanh, thực trạng TSĐB để kịp thời phát hiện những dấu hiệu ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng KHCN.
Thứ hai, Agribank – PGD Đức Giang luôn quan tâm nâng cao chất lượng cán bộ thẩm định.
Nhận thức được tầm quan trọng của CBTD, cán bộ thẩm định trong cơng tác hạn chế và quản lý tín dụng KHCN, Agribank – PGD Đức Giang đã áp dụng nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ này. Đặc biệt, Agribank – PGD Đức Giang áp dụng triệt để chính sách đãi ngộ, thưởng phạt rõ ràng dựa trên KPI, tun dương những cán bộ có thành tích tốt trong cơng
tác quản lý nợ xấu, kiên quyết xử lý và thậm chí sa thải những cán bộ có biểu hiện tiêu cực, trình độ chun mơn khơng đảm bảo, ảnh hưởng đến kết quả quản lý tín dụng nói chung và tín dụng KHCN nói riêng, cũng như kết quả kinh doanh của đơn vị. Bên cạnh đó, Agribank – PGD Đức Giang luôn đảm bảo đủ số lượng CBTD trên cơ sở có thời gian kiểm sốt, quản lý khoản vay một cách đầy đủ, chặt chẽ từ khi phát sinh đến khi thu hồi nợ.
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho ngân hàng ACB – Phòng giao dịch Hà Đông Đông
Từ kinh nghiệm quản lý nợ xấu của ACB – PGD Phú Hội và Agribank – PGD Đức Giang, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho ACB – PGD Hà Đông như sau:
Thứ nhất, nâng cao chất lượng thẩm định.
Nợ xấu bắt nguồn từ những phân tích và thẩm định tín dụng khơng cẩn trọng và thiếu chính xác về khả năng trả nợ dẫn đến những quyết định cho vay KHCN sai lầm. Đây là bước quan trọng nhất trong quy trình cấp tín dụng, chất lượng thẩm định tốt sẽ hạn chế nợ xấu và đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay. Giải pháp về tổ chức, điều hành cơng tác thẩm định tín dụng là tổ chức bố trí cán bộ thẩm định phải hợp lý, tránh sự chồng chéo, đảm bảo sắp xếp cán bộ có đủ trình độ, năng lực, chun mơn và trách nhiệm. Phân công cán bộ thẩm định cũng phải căn cứ vào trình độ, kinh nghiệm, năng lực của từng cán bộ.
Thứ hai, kiểm sốt có hiệu quả sau giải ngân.
Kiểm tra trước khi vay từ việc thẩm định, tái thẩm định các dự án nhưng sau khi cho vay nợ xấu, nợ quá hạn vẫn xuất hiện. Thời điểm sau khi cho vay, nợ xấu không chỉ đến từ phương án kinh doanh kém hiệu quả, khách hàng vay sử dụng vốn sai mục đích, mà cịn do ngân hàng khơng kiểm sốt được dòng tiền sau khi kết thúc phương án kinh doanh, dẫn đến tình trạng
khách hàng sử dụng nguồn tiền từ phương án kinh doanh vào các mục đích không minh bạch, hoặc kém hiệu quả.
Thứ ba, xử lý có hiệu quả nợ xấu.
Giải pháp hạn chế rủi ro góp phần quan trọng là ACB – PGD Hà Đơng cần tập trung xử lý có hiệu quả nợ quá hạn, nợ xấu, nợ ngoại bảng đang tồn tại hiện nay. Chẳng hạn như: (i) Tiến hành đánh giá tồn diện tình hình tài chính, hoạt động SXKD, hồ sơ pháp lý của khách hàng phát sinh nợ xấu và đề ra các biện pháp xử lý phù hợp đối với từng khách hàng, từng khoản nợ; (ii) Thực hiện các giải pháp hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn tạm thời để khôi phục SXKD; (iii) Thực hiện tái cơ cấu lại nợ vay đối với trường hợp đủ điều kiện giúp khách hàng vượt qua khó khăn và các giải pháp khác.