Công việc đập phá, tháo dỡ

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ chỉ huy trưởng công trường (Trang 157 - 158)

D Ngoài các loại giàn giáo nói trên, khi sử dụng giàn giáo giằng độc lập, giàn giáo đơn trụ, gióng cũng phải cân nhắc những điều kiện AT nói trên để hạn chế tới mức tối đa TNLĐ ngã cao.

7) Công việc đập phá, tháo dỡ

Nguyên nhân cơ bản gây tai nạn trong khâu phá dỡ là do chọn phương án tháo dỡ không hợp lý; chỗ làm việc không AT; công trình sập đổ ngoài dự tính hoặc các công trình kế bên đổ do không gia cố. Để hạn chế tai nạn khi thi công đập, phá và tháo dỡ cần cân nhắc các nội dung sau:

a) Lập kế hoạch và huấn luyện kĩ thuật phá dỡ

Trước hết phải nghiên cứu hồ sơ thiết kế công trình cần phá dỡ để tìm phương án thích hợp. Phương án tháo dỡ phải thể hiện bằng bản vẽ, quy trình tháo dỡ, có thuyết minh, có yêu cầu về máy móc, thiết bị và phương tiện bảo vệ cá nhân cần thiết.

Phá dỡ là công việc nguy hiểm, có khả năng rủi ro cao, công nhân phải có đủ phương tiện bảo vệ cá nhân như mũ, quần áo bảo hộ, găng tay và giầy bảo hộ, kính, mũ lưỡi trai đề phòng bụi, mảnh vật liệu hay đinh vít bắn vào mắt.

Trước khi bắt đầu phá dỡ, phải cắt tất cả những nguồn cung cấp năng lượng, điện, nước để ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra do điện giật, cháy, nổ hoặc úng lụt. Bố trí các phương tiện ngăn cản những người không phận sự vào khu vực đang thi công.

b) Quy trình phá dỡ: Mục đích của quy trình phá dỡ nhằm hạn chế công nhân ngã từ trên cao xuống. Quy trình tốt

nhất là phá dỡ hạ độ cao công trình (ngược lại với quy trình xây dựng). Song có nhiều quy trình khác như sử dụng thuốc nổ, dùng bi gang, búa máy... Những quy trình này người thực hiện chỉ phải đứng ở dưới đất nên hạn chế được tai nạn mà giá thành đôi khi lại rất hạ.

Trong quy trình phá dỡ cần chú ý:

- Không để lại những bức tường độc lập có thể đổ sập khi gặp gió mạnh, gây nguy hiểm cho mọi người;

- Nên dùng băng trượt hoặc máng dốc để chuyển phế liệu vụn thay cho việc ném xuông dưới, ngay cả khi có thể ném xuống bãi trống;

- Tránh các trường hợp làm việc trực tiếp trên những phần công trình đang phá dỡ như đứng trên đỉnh tường gạch. Trường hợp những công trình không đủ độ AT để làm việc trên đó nên sử dụng giàn giáo độc lập để hỗ trợ.

- Các thùng, lồng chuyên chở cá nhân hoặc các sàn công tác di động chạy bằng điện nên sử dụng khi thi công trên cao.

c) Những nhân tố có hại đến sức khoẻ khi phá dỡ công trình

Quá trình phá dỡ công trình thường xảy ra bụi, khói độc do máy móc vận hành trong môi trường không thông thoáng, khí có mùi nặng rò rỉ từ các bình nhiên liệu hoặc môi trường làm việc chưa được dọn vệ sinh. Ngoài ra khói độc còn sinh ra khi hàn cắt vật liệu được sơn phủ bằng loại sơn kẽm, sơn catmi, sơn có chất chì. Hít phải khí độc hoặc bụi này cũng có tác hại lâu dài tới con người. Vì vậy, trong thuyết minh phương án phá dỡ phải có đánh giá mức độ nguy hiểm của công việc, có dự kiến các trang bị bảo vệ cơ quan hô hấp, mặt nạ phòng độc và các phươngtiện cấp cứu.

Đặc biệt nguy hiểm là hít phải bụi từ các vật liệu có chứa amiăng (nhất là loại amiăng xanh) thường dùng trong các loại sơn phun chống cháy hoặc sơn cách nhiệt cho cột, trần nhà. Các loại vật liệu có chứa amiăng cần được tẩy rửa, cách ly bằng một công đoạn khác do những công nhân đã được huấn luyện chu đáo, có đeo bình dưỡng khí và mặc quần áo BHLĐ thực hiện. Nếu có thể thì khi tẩy rửa chất có amiăng nên chọn phương pháp ướt hơn là phương pháp khô.

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ chỉ huy trưởng công trường (Trang 157 - 158)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)