Tiêu chuẩn và biện pháp lập mặt bằng thi công

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ chỉ huy trưởng công trường (Trang 132 - 134)

- Các tổng công ty hoặc liên hiệp mở lớp sau khi có công văn đề nghị của Bộ chủ quản và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và được liên bộ cho phép.

1. Tiêu chuẩn và biện pháp lập mặt bằng thi công

Khi thiết kế mặt bằng thi công phải căn cứ vào diện tích khu đất, căn cứ vào địa thế, vị trí của các công trình được thi công tiến hành xác định vị trí các công trình phục vụ thi công, vị trí tập kết máy móc thiết bị, kho bãi, đường xá giao thông vận chuyển, hệ thống cung cấp điện, nước, hệ thống thoát nước,... Đồng thời phải đề cập đến những yêu cầu nội dung về kỹ thuật AT, VSLĐ và phòng chống cháy sau đây:

a) Thiết kế các phòng sinh hoạt phục vụ cho công nhân phải tính toán theo quy phạm để đảm bảo tiêu chuẩn VSLĐ. Cố gắng làm các phòng này theo kiểu tháo lắp hoặc có thể di chuyển được để tiết kiệm nguyên vật liệu và tiện lợi khi sử dụng.

Khu nhà ở nên bố trí ở ngoài phạm vi công trường. Khu nhà làm việc và phục vụ sinh hoạt (nghỉ trưa, ăn, y tế...) cần bố trí gần cổng công trường và ở khu vực nào thuận tiện cho sự đi lại, không phải qua các khu vực nguy hiểm. Khu vệ sinh để ở cuối hướng gió chính so với khu làm việc, xa chỗ làm việc nhưng không quá 100m.

b) Tổ chức đường vận chuyển và đường đi lại trên công trường hợp lý, AT. Đường vận chuyển trên công trường phải đảm bảo chiều rộng: đường một chiều tối thiểu là 4m, đường hai chiều phải là 7m; tránh bố trí giao nhau nhiều trên

luồng vận chuyển giữa đường sắt và đường ô tô; chỗ giao nhau bảo đảm phải thấy rõ từ xa 50m nhìn từ mọi phía; bán kính đường vòng nhỏ nhất là 10m, độ dốc ngang không quá 5%. Chỗ giao nhau giữa đường sắt với đường ôtô phải bố trí nơi quang đãng, chiều rộng đường ôtô tại vị trí này tối thiểu là 4,5m. Tại các nút giao thông phải có biển báo theo đúng quy định của Bộ Giao thông vân tải. Khi đường vận chuyển đi dưới công trình đang thi công bên trên phải có sàn che bảo vệ. Đường đi bộ hoặc vận chuyển bằng các phương tiện thô sơ chỗ cắt qua các hố đào, hào phải làm cầu hoặc ván lát chắc chắn. Đường hoặc cầu để đi lại hoặc vận chuyển lên cao không được dốc quá 300 và phải tạo thành bậc. Tại các vị trí cao và nguy hiểm phải có lan can bảo vệ. Các lối đi vào nhà hoặc công trình đang thi công ở tầng trên phải làm mái che bảo vệ.

c) Thiết kế chiếu sáng chỗ làm việc cho các công việc phải làm đêm, lúc tối trời và trên các đường đi lại, kho bãi... theo tiêu chuẩn ánh sáng. Cường độ sáng tuỳ thuộc vào yêu cầu của từng nơi, từng công việc và phải bố trí đèn chiếu sáng hợp lý tránh hiện tượng chói loá và gây bóng. Khi cần chiếu sáng trên diện tích rộng (trên 3000m2) có thể dùng đèn pha đặt trên các trụ di chuyển hay cố định hoặc lợi dụng kết cấu của công trình đang thi công ở độ cao không quá 6m. Chiếu sáng diện tích nhỏ, cường độ sáng không yêu cầu cao (dưới 2 lux) có thể dùng đèn dây tóc thường.

d) Rào chắn các vùng nguy hiểm như: trạm biến thế; khu vực để vật liệu dễ cháy, nổ; xung quanh giàn giáo và các công trình cao; khu vực xung quanh vùng hoạt động của các cần trục, hố vôi, hố hào sâu gần đường giao thông đi lại; chu vi xung quanh công trình ở trên cao, lỗ trống trên sàn tầng, v.v...

e) Trên bình đồ xây dựng phải chỉ rõ nơi dễ gây hoả hoạn lớn, đường đi qua và đường di chuyển của xe hoặc đường chính thoát người khi có hoả hoạn. Phải bố trí chi tiết vị trí các công trình phòng hoả. Trên mặt bằng công trường và các khu vực thi công phải làm hệ thống thoát nước đảm bảo không úng ngập, đường sá không bị lầy lội, mặt bằng thi công khô ráo, nước không chảy vào hố móng.

f) Những chỗ bố trí các kho tàng phải bằng phẳng, có lối thoát nước để bảo đảm sự ổn định của kho; bố trí liên hệ chặt chẽ với các công tác bốc dỡ, vận chuyển. Biết cách bố trí sắp xếp nguyên vật liệu và các cấu kiện để bảo đảm AT.

Các vật liệu chứa ở bãi, kho lộ thiên như đá hộc, đá dăm, cuội sỏi, gạch, cát thép hình, gỗ cây, v.v...nên cơ giới hoá khâu bốc dỡ và vận chuyển để giảm các trường hợp tai nạn xảy ra. Các nguyên vật liệu thành phẩm, bán thành phẩm ở trên công trường phải sắp xếp gọn gàng, đúng nơi quy định, không vứt bừa bãi, cản trở lối đi lại. Bố trí từng khu vực riêng biệt cho các vật liệu và chú ý đến trình tự bốc dỡ và vận chuyển hợp lý. Trong kho bãi phải có đường vận chuyển. Chiều rộng đường phải phù hợp với kích thước của các phương tiện vận chuyển và thiết bị bốc xếp.

Một số quy định chất xếp vật liệu: đá hộc, ngói không cao quá 1,5m; các vật liệu tròn dễ lăn phải có cọc chống và ràng buộc chắc chắn. Giữa các chồng vật liệu phải chừa lối đi lại cho người, rộng ít nhất là 2m tính từ mép đường gần nhất tới mép ngoài cùng của vật liệu (phía gần đường), cấm xếp đặt hàng trên các tuyến đường qua lại. Nếu vật liệu xếp gần hố, hào hoặc cạnh hàng rào, cạnh công trình phải đảm bảo khoảng cách từ đống vật liệu đến mép hố, hào, hàng rào, công trình tối thiểu là 1m.

Kích thước của các chồng vật liệu để đảm bảo AT khi bốc xếp và sự ổn định của chúng tránh bị sạt, lở, xô đổ gây tai nạn cần chú ý:

- Vật liệu rời (cát, đá dăm, sỏi, xỉ...) đổ thành đống, mái dốc phải để theo góc mái dốc tự nhiên. Vật liệu dạng bột (ximăng, thạch cao, vôi bột,...) phải đóng bao hoặc chứa trong thùng kín, xilô, bunke.

- Đá hộc, gạch lát, ngói xếp thành từng ô vuông không cao quá 1m, gạch xây xếp nằm không cao quá 25 lớp. - Các tấm sàn, tấm mái xếp thành chồng không được cao quá 2,5m kể cả chiều dày các lớp đệm. Tấm tường phải xếp trong những khung giá đỡ thẳng đứng hoặc giá

chữ A. Tấm vách ngăn phải được để trong các khung giá theo vị trí thẳng đứng.

- Các khối móng, khối tường hầm, tấm kỹ thuật vệ sinh, thông gió, khối ống rác thải,...xếp thành chồng nhưng không cao quá 2,5m kể cả chiều dày các lớp đệm.

- Cột xếp thành chồng cao không quá 2m kể cả chiều dày các lớp đệm. Dầm xếp 1 lớp theo vị trí làm việc của chúng có gỗ đệm, đặt cạnh nhau. Vị trí gỗ đệm không quá 1/5 chiều dài dầm kể từ hai đầu.

- Các loại ống thép có đường kính <300mm xếp theo từng lớp không quá 2,5m và phải có cọc chống giữ chắc chắn. Các ống thép có đường kính 300, các loại ống gang xếp thành từng lớp không cao quá 2m và phải có cọc chống giữ chắc chắn.

- Thép hình, thép tấm, thép góc xếp thành từng chồng không cao quá 1,5m.

- Gỗ cây xếp thành chồng có kê dưới không cao quá 1,5m; chiều cao chồng gỗ phải nhỏ hơn chiều rộng và phải có cọc giữ hai bên. Gỗ xẻ xếp thành chồng không cao quá 1,2m, nếu xếp xen kẽ ngang và dọc không được cao quá chiều rộng chồng kể cả lớp đệm.

- Các nguyên vật liệu độc hại, dễ cháy nổ phải chứa trong các kho riêng đảm bảo khoảng cách AT cháy - nổ đến khu vực thi công và các công trình xung quanh.

g) Làm hệ thống chống sét cho giàn giáo kim loại và các công trình độc lập như trụ đèn pha, công trình có chiều cao lớn.

h) Khi làm các công việc trên cao hoặc xuống sâu, đồ án phải nêu các biện pháp đưa công nhân lên xuống và hệ thống bảo vệ.

i) Bố trí mạng cung cấp điện trên công trường:

Mạng điện trên công trường phải có sơ đồ chỉ dẫn, có cầu dao chung (tổng) và các cầu dao phân đoạn để có thể cắt điện toàn bộ hay từng khu vực trên công trường khi cần thiết. Điện động lực và điện chiếu sáng phải thiết kế hai hệ thống riêng.

Dây dẫn điện phải treo mắc trên các cột hoặc giá đỡ chắc chắn. Không được trải trên mặt đất, mặt sàn, phòng tránh xe cộ, phương tiện thi công qua lại đè nghiến lên. Dây trần phải treo cao tối thiểu 3,5m so với mặt bằng thi công và 6,0m so với có xe cộ qua lại. Dây cáp điện nơi có xe cộ đi qua lại phải đặt chìm dưới đất.

k) Bố trí nhà cửa phải theo tiêu chuẩn phòng cháy.

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ chỉ huy trưởng công trường (Trang 132 - 134)