Hàng năm, khi xây dựng kế họach sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải đồng thời lập kế họach, biện pháp an toàn vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động Người sử dụng lao động

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ chỉ huy trưởng công trường (Trang 127)

- Các tổng công ty hoặc liên hiệp mở lớp sau khi có công văn đề nghị của Bộ chủ quản và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và được liên bộ cho phép.

Hàng năm, khi xây dựng kế họach sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải đồng thời lập kế họach, biện pháp an toàn vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động Người sử dụng lao động

họach, biện pháp an toàn - vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động. Người sử dụng lao động phải đảm bảo các điều kiện về an toàn lao động - vệ sinh lao động. Những điều kiện này phải được thể hiện đầy đủ và cụ thể trong hợp đồng lao động và trong thỏa ước lao động tập thể giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Phải trang bị đầy đủ và đúng chủng loại các phương tiện bảo vệ cá nhân đạt các tiêu chuẩn về chất lượng, quy cách theo quy định cho người lao động. Thực hiện các quy định về giờ làm việc, nghỉ ngơi, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật, chế độ phụ cấp độc hại, chế độ đối với lao động nữ, lao động chưa thành niên, lao động đặc thù,...đối với người lao động theo quy định của Nhà nước.

Thành lập Hội đồng bảo hộ lao động cơ sở. Phân công trách nhiệm về bảo hộ lao động và việc thực hiện các quy định, nội quy, biện pháp an toàn lao động trong doanh nghiệp. Tự kiểm tra tình hình thực hiện các công tác bảo hộ lao động tại cơ sở tổ chức, quản lý duy trì hoạt động mạng lưới an toàn và vệ sinh viên.

Xây dựng mới, bổ sung và hoàn thiện các nội quy an toàn - vệ sinh lao động phù hợp với từng loại máy, thiết bị vật tư, dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp. Định kỳ kiểm tra độ an toàn của máy, thiết bị theo tiêu chuẩn quy định, đồng thời có biện pháp khắc phục kịp thời những thiếu sót được phát hiện ngay sau khi kiểm tra.

Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy định, biện pháp an toàn - vệ sinh lao động, thông báo những nguy cơ dẫn đến nguy cơ tai nạn, bệnh nghề nghiệp đối với từng loại công việc đối với người lao động.

Tổ chức khám sức khỏe cho người lao động theo quy định của pháp luật. Căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe mà bố trí công việc cho phù hợp. Khi có nghi vấn bị bệnh nghề nghiệp phải tổ chức giám định và điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng, kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần, bố trí làm các công việc phù hợp. Kiểm tra môi trường lao động, đánh giá tác động của môi trường lao động, trên cơ sở đó có cách giải pháp xử lý phòng ngừa cho phù hợp. Thực hiện các biện pháp khử độc, khử trùng, vệ sinh cá nhân, bồi dưỡng hiện vật, ưu đãi thời gian làm việc, nghỉ ngơi cho công nhân làm việc ở những nơi có yếu tố độc hại. Trang bị đầy đủ các phương tiện kỹ thuật, dụng cụ, thuốc men, lực lượng để cấp cứu kịp thời khi người lao động bị tai nạn lao động.

Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê tai nạn lao động, báo cáo định kỳ tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, điều kiện lao động.

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ chỉ huy trưởng công trường (Trang 127)