Bảo hành công trình xây dựng, bảo trì công trình xây dựng; Sự cố công trình xây dựng.

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ chỉ huy trưởng công trường (Trang 34 - 35)

- Sự cố công trình xây dựng.

c) Trách nhiệm về quản lý chất lượng:

Trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Điều 37 Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/02/2004 của Chính phủ)

- Bộ Xây dựng thống nhất quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trong phạm vi cả nước. Các Bộ có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành phối hợp với Bộ Xây dựng trong việc quản lý chất lượng các công trình xây dựng chuyên ngành.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo phân cấp có trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý.

d) Xử lý các phát sinh về chất lượng:

Thực chất của việc xử lý phát sinh về chất lượng, đó là việc giải quyết sự cố công trình xây dựng. Vấn đề này được quy định tại Điều 35 Nghị định số 209/2004/NĐ-CP, gồm:

- Báo cáo nhanh sự cố; - Thu dọn hiện trường sự cố; - Khắc phục sự cố.

e) Các quy định về nghiệm thu các công việc hoàn thành:

Điều 80 Luật Xây dựng quy định việc nghiệm thu công trình xây dựng như sau: - Tuân theo các quy định về quản lý chất lượng xây dựng công trình;

- Nghiệm thu từng công việc, từng bộ phận, từng giai đoạn, từng hạng mục công trình, nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng. Riêng các bộ phận bị che khuất của công trình phải được nghiệm thu và vẽ bản vẽ hoàn công trước khi tiến hành các công việc tiếp theo;

- Chỉ được nghiệm thu khi đối tượng nghiệm thu đã hoàn thành và có đủ hồ sơ theo quy định;

- Công trình chỉ được nghiệm thu đưa vào sử dụng khi bảo đảm đúng yêu cầu thiết kế, bảo đảm chất lượng và đạt các tiêu chuẩn theo quy định

Nghiệm thu công việc xây dựng: tham khảo TCXDVN 371:2006 và Điều 24 Nghị định số 209/2004/NĐ-CP của Chính phủ.

Nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng: tham khảo TCXDVN 371:2006 và Điều 25 Nghị định số 209/2004/NĐ-CP của Chính phủ.

Nghiệm thu hoàn thành hạng mục và nghiệm thu công trình xây dựng đưa vào sử dụng: tham khảo TCXDVN 371:2006 và Điều 26 Nghị định số 209/2004/NĐ-CP của Chính phủ.

2. Quản lý thi công xây dựng công trình

Nội dung quản lý thi công xây dựng công trình bao gồm:

(1) Quản lý chất lượng xây dựng (xem chuyên đề 4) (2) Quản lý tiến độ xây dựng (xem chuyên đề 5) (2) Quản lý tiến độ xây dựng (xem chuyên đề 5)

(3) Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình (xem chuyên đề 5)

(4) Quản lý an toàn lao động, quản lý môi trường xây dựng và quản lý phòng cháy chữa cháy

Trong hợp đồng các bên phải qui định rõ yêu cầu, trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi bên về bảo vệ môi trường, an toàn lao động và phòng chống cháy nổ trong quá trình thực hiện công việc. Nội dung việc bảo vệ môi trường và an toàn lao động theo qui định của Nhà nước về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

a) Quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng

1. Nhà thầu thi công xây dựng phải lập các biện pháp an toàn cho người và công trình trên công trường xây dựng. Trường hợp các biện pháp an toàn liên quan đến nhiều bên thì phải được các bên trường xây dựng. Trường hợp các biện pháp an toàn liên quan đến nhiều bên thì phải được các bên thỏa thuận.

2. Các biện pháp an toàn, nội quy về an toàn phải được thể hiện công khai trên công trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành; những vị trí nguy hiểm trên công trường phải bố trí người hướng dẫn, để mọi người biết và chấp hành; những vị trí nguy hiểm trên công trường phải bố trí người hướng dẫn, cảnh báo đề phòng tai nạn.

3. Nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầu tư và các bên có liên quan phải thường xuyên kiểm tra giám sát công tác an toàn lao động trên công trường. Khi phát hiện có vi phạm về an toàn lao động thì giám sát công tác an toàn lao động trên công trường. Khi phát hiện có vi phạm về an toàn lao động thì phải đình chỉ thi công xây dựng. Người để xảy ra vi phạm về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý của mình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

4. Nhà thầu xây dựng có trách nhiệm đào tạo, hướng dẫn, phổ biến các quy định về an toàn lao động. Đối với một số công việc yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thì người lao động phải có động. Đối với một số công việc yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thì người lao động phải có giấy chứng nhận đào tạo an toàn lao động. Nghiêm cấm sử dụng người lao động chưa được đào tạo và chưa được hướng dẫn về an toàn lao động.

5. Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm cấp đầy đủ các trang bị bảo hộ lao động, an toàn lao động cho người lao động theo quy định khi sử dụng lao động trên công trường. lao động cho người lao động theo quy định khi sử dụng lao động trên công trường.

6. Khi có sự cố về an toàn lao động, nhà thầu thi công xây dựng và các bên có liên quan có trách nhiệm tổ chức xử lý và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về an toàn lao động theo quy định của pháp nhiệm tổ chức xử lý và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về an toàn lao động theo quy định của pháp luật đồng thời chịu trách nhiệm khắc phục và bồi thường những thiệt hại do nhà thầu không bảo đảm an toàn lao động gây ra.

b) Quản lý môi trường xây dựng

Điều 31 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/2/2009 của Chính phủ quy định:

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ chỉ huy trưởng công trường (Trang 34 - 35)