LỰA CHỌN NHÀ THẦU TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ chỉ huy trưởng công trường (Trang 41)

- Quyền phản đối của nhà thầu chính đối với nhà thầu phụ được chỉ định; Việc thanh toán cho nhà thầu phụ được chỉ định.

LỰA CHỌN NHÀ THẦU TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG

PHẦN I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHỦ YẾU LIÊN QUAN ĐẾN LỰA CHỌN NHÀ THẦU TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG

3.1. Các văn bản pháp quy có liên quan

Hệ thống các văn bản pháp qui có liên quan đến đấu thầu: Luật Xây dựng; Luật đấu thầu; Nghị định 58/2008/NĐ- CP(5/5/2008); Nghị định 99/2007/NĐ-CP và một số văn bản có liên quan khác.

3.2. Yêu cầu đối với lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng

3.2.1. Các khái niệm cơ bản

a) Các khái niệm về nhà thầu:

Nhà thầu là tổ chức, cá nhân có đủ tư cách hợp lệ theo quy định tại Điều 7, Điều 8 của Luật Đấu thầu.

Nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm về việc tham gia đấu thầu, đứng tên dự thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn (sau đây gọi là nhà thầu tham gia đấu thầu). Nhà thầu tham gia đấu thầu một cách độc lập gọi là nhà thầu độc lập. Nhà thầu cùng với một hoặc nhiều nhà thầu khác tham gia đấu thầu trong một đơn dự thầu thì gọi là nhà thầu liên danh.

Nhà thầu tư vấn là nhà thầu tham gia đấu thầu cung cấp các sản phẩm đáp ứng yêu cầu về kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn quy định tại khoản 34 Điều này.

Nhà thầu cung cấp là nhà thầu tham gia đấu thầu các gói thầu cung cấp hàng hóa quy định tại khoản 35 Điều này. Nhà thầu xây dựng là nhà thầu tham gia đấu thầu các gói thầu xây lắp quy định tại khoản 36 Điều này.

Nhà thầu EPC là nhà thầu tham gia đấu thầu để thực hiện gói thầu EPC (Gói thầu EPC là gói thầu bao gồm toàn bộ các công việc thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp).

Nhà thầu phụ là nhà thầu thực hiện một phần công việc của gói thầu trên cơ sở thoả thuận hoặc hợp đồng được ký với nhà thầu chính. Nhà thầu phụ không phải là nhà thầu chịu trách nhiệm về việc tham gia đấu thầu.

Nhà thầu trong nước là nhà thầu được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.

Nhà thầu nước ngoài là nhà thầu được thành lập và hoạt động theo pháp luật của nước mà nhà thầu mang quốc tịch.

b) Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng

Điều 95 Luật Xây dựng quy định:

- Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng được thực hiện đối với các công việc, nhóm công việc hoặc toàn bộ công việc lập quy hoạch chi tiết xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, giám sát và các hoạt động xây dựng khác.

- Việc lựa chọn nhà thầu là nhằm tìm được nhà thầu chính, tổng thầu, thầu phụ có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng phù hợp với loại và cấp công trình.

- Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có thể giao một phần công việc của hợp đồng cho thầu phụ. Thầu phụ phải có đủ năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng tương ứng và được chủ đầu tư xây dựng công trình chấp nhận; thầu phụ không được giao toàn bộ hoặc phần việc chính theo hợp đồng cho các nhà thầu khác.

- Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng phải tuân theo các quy định của Luật này và pháp luật về đấu thầu.

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ chỉ huy trưởng công trường (Trang 41)