QUẢN LÝ CHI PHÍ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ chỉ huy trưởng công trường (Trang 102)

D. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng của dây chuyền:

QUẢN LÝ CHI PHÍ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

6.1. QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

6.1.1. Quy định chung về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình

Chi phí đầu tư xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng công trình xây dựng. Chi phí đầu tư xây dựng công trình được biểu thị qua chỉ tiêu tổng mức đầu tư của dự án ở giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình; dự toán xây dựng công trình ở giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình; giá trị thanh toán, quyết toán vốn đầu tư khi kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng.

Chi phí đầu tư xây dựng công trình được lập theo từng công trình cụ thể, phù hợp với giai đoạn đầu tư xây dựng công trình, các bước thiết kế và các quy định của Nhà nước. Việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình phải đảm bảo mục tiêu đầu tư, hiệu quả đầu tư, đồng thời phải đảm bảo tính khả thi của dự án đầu tư xây dựng công trình, đảm bảo tính đúng, tính đủ, hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế và yêu cầu khách quan của cơ chế thị trường.

Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình

- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình phải bảo đảm mục tiêu, hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình và các yêu cầu khách quan của kinh tế thị trường.

- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo từng công trình, phù hợp với các giai đoạn đầu tư xây dựng công trình, các bước thiết kế, loại nguồn vốn và các quy định của nhà nước.

- Tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình phải được tính đúng, tính đủ và phù hợp độ dài thời gian xây dựng công trình. Tổng mức đầu tư là chi phí tối đa mà chủ đầu tư được phép sử dụng để đầu tư xây dựng công trình.

- Nhà nước thực hiện chức năng quản lý về chi phí đầu tư xây dựng công trình thông qua việc ban hành, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiệncác quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

- Chủ đầu tư xây dựng công trình chịu trách nhiệm toàn diện về việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác, sử dụng.

Điều 43 Luật Xây dựng (sửa đổi) quy định việc Quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình như sau:

1. Quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình phải bảo đảm mục tiêu đầu tư và hiệu quả dự án, phù hợp với nguồn vốn sử dụng và giai đoạn đầu tư.

2. Nhà nước thực hiện quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình, hướng dẫn phương pháp lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình; cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng công bố định mức, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và các thông tin liên quan để chủ đầu tư tham khảo xác định chi phí đầu tư.

3. Chủ đầu tư xây dựng công trình chịu trách nhiệm quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi công trình được đưa vào khai thác, sử dụng.

Chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn để thực hiện việc lập, thẩm tra và kiểm soát chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với nguồn vốn sử dụng, điều kiện cụ thể của công trình xây dựng.

6.1.2. Quản lý tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ chỉ huy trưởng công trường (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)