Các nguyên nhân gây tai nạn điện

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ chỉ huy trưởng công trường (Trang 135 - 136)

- Các tổng công ty hoặc liên hiệp mở lớp sau khi có công văn đề nghị của Bộ chủ quản và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và được liên bộ cho phép.

1. Các nguyên nhân gây tai nạn điện

Những nguyên nhân của tai nạn điện thường là:

a) Xuất hiện điện áp trên các bộ phận của thiết bị, không có điện áp trong điều kiện khai thác bình thường (vỏ máy, các trạm điều khiển,v.v...). Hiện tượng đó thường xảy ra do hư hỏng lớp cách điện trong các môtơ, cáp và thủng lớp vỏ dây dẫn điện; chạm phải các bộ phận và dây dẫn điện để trần;

b) Đối với nguồn điện cao áp dễ tạo thành hồ quang điện giữa bộ phận dẫn điện của thiết bị và con người (khi sử dụng các thiết bị điện với điện áp trên 1000V). Để ngăn ngừa hiện tượng phóng điện giữa các bộ phận dẫn điện và NLĐ, người ta quy định khoảng cách cho phép tối thiểu từ các bộ phận dẫn điện đến con người. Khi điện áp 15kV khoảng cách đó là 0,7m; khi điện áp 220kV khoảng cách đó là 3,0m;

c) Xuất hiện điện áp bước chân trên bề mặt của đất do đoản mạch của các dây dẫn xuống đất; d) Sử dụng các dụng cụ nơi điện thế 127 và 220V ở trong các phòng ẩm ướt;

e) Thiếu các thiết bị và cầu chì bảo vệ hoặc không đáp ứng với các yêu cầu (như tiếp đất, nối trung hoà,v.v...); f) Tiếp xúc với những dây dẫn điện của thiết bị điện không có tấm chắn bảo vệ;

g) Người đi vào vùng điện rò xuống đất, xuống nước;

h) Thiếu hoặc sử dụng không đúng các dụng cụ bảo vệ cá nhân như thảm cách điện, giày, ủng, găng tay cách điện, v.v..;

k) Các nguyên nhân khác có thể là không theo quy tắc và sai sót của công nhân, để thiết bị dưới điện áp không quan sát và hàng loạt các nguyên nhân về tổ chức khác.

Những yếu tố xác định trị số của điện áp AT: bởi vì điện trở của cơ thể con người không ổn định và có thể thay đổi trong giới hạn rộng, cho nên hạn chế trị số của dòng điện chạy qua cơ thể con người, chỉ có thể đạt được bằng cách giảm trị số của điện áp đặt lên nó. Do đó, trị số không nguy hiểm của điện áp là trị số mà với nó dòng điện chạy qua người sẽ không nguy hiểm.

Yêu cầu đối với AT điện trong căn nhà cụ thể phụ thuộc vào đặc trưng của môi trường xung quanh.

Theo mức độ AT về điện đối với con người, các căn nhà được chia thành ba nhóm: không có nguy hiểm cao, với mức độ nguy hiểm cao và đặc biệt nguy hiểm. Các căn nhà ở, phòng điều khiển và các xưởng thiết kế thuộc nhóm

không có nguy hiểm cao về mặt tai nạn điện đối với con người. Đó là những căn nhà khô ráo với nhiệt độ bình thường và độ ẩm (dưới 60%), với sàn cách điện và với khối lượng không lớn các đối tượng được tiếp đất.

Các căn nhà có độ nguy hiểm cao là các căn nhà ẩm ướt (độ ẩm tương đối 60-75%) với nhiệt độ không khí không thay đổi hay vượt quá 350C theo chu kỳ, có bụi dẫn điện và nền nhà dẫn điện (nền đất, kim loại và bê tông), có khả năng tiếp xúc đồng thời của con người vào vỏ của thiết bị điện và các đối tượng tiếp đất. Trong công nghiệp xây dựng, các căn nhà như thế là xưởng gia công gỗ, xưởng tạo hình các cấu kiện bê tông cốt thép, xưởng gia công phối liệu SX gạch ngói, xưởng SX chất dẻo,v.v...

Thuộc nhóm đặc biệt nguy hiểm là các căn nhà ẩm ướt với độ ẩm gần 100%, với tường và nền ẩm ướt; các căn nhà với môi trường hoạt tính hoá học, hơi gas có khả năng phá hoại lớp cách điện; các căn nhà mà trong chúng có hai hay nhiều dấu hiệu đặc trưng đối với các căn nhà có nguy hiểm cao. Đặc biệt nguy hiểm là các công đoạn rửa đặt ở ngoài trời, các căn nhà của trạm nạp ăcquy, xưởng với nền tiếp đất, nhà tắm,v.v...

Khi làm việc trong các căn nhà với độ nguy hiểm cao và đặc biệt nguy hiểm để cấp điện cho các thiết bị thắp sáng và các dụng cụ điện cầm tay, người ta thường sử dụng điện áp thấp 42V và 12V và dùng các biến thế hạ điện áp. Trong trường hợp đó một đầu dây của cuôn thứ cấp của máy biến thế và vỏ của nó phải được nối đất để đề phòng hỏng lớp cách điện giữa cuộn sơ cấp và thứ cấp.

Công việc thanh tra kỹ thuật và giám sát việc khai thác các bình chứa làm việc dưới áp lực cao do Cục Đăng kiểm Nhà nước trực thuộc Thủ tướng Chính phủ tiến hành, đảm bảo khai thác AT của các bình chứa, khi áp lực của chúng vượt quá 70kPa. Khi các bình làm việc dưới áp lực thấp hơn, thì công việc giám sát khi khai thác chúng do chính quyền của xí nghiệp chịu trách nhiệm.

Những yêu cầu cơ bản đối với chế tạo, lắp đặt, sửa chữa và khai thác các thiết bị nói trên được ghi trong "Quy tắc chế tạo và khai thác AT các bình chứa làm việc dưới áp lực", đã được Cục Đăng kiểm kỹ thuật Nhà nước quy định. Các quy tắc này được áp dụng cho các bình chứa dung tích tương đối lớn, với áp lực cao, đối với chúng khi đạt tỷ lệ PV 20 (P - áp lực trong bình, MPa; V - dung tích của bình, lít). Quy tắc này không áp dụng cho các bình dung tích nhỏ (dung tích dưới 25lít) cho các bình không làm bằng kim loại và các bình công dụng chuyên dụng khác.

Khi phạm vi các yêu cầu về kết cấu, chế tạo, lắp ráp và lắp đặt các bình làm việc dưới áp lực cao, thì việc khai thác chúng bị cấm theo các quy tắc đã nêu trên.

Các bình phải bền chắc trong khai thác, thuận tiện khi quan sát, làm sạch và sửa chữa.

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ chỉ huy trưởng công trường (Trang 135 - 136)