1) Hồ sơ quyết toán
Nội dung chủ yếu của hồ sơ quyết toán bao gồm:
- Hồ sơ hoàn công (đối với hợp đồng thi công xây dựng công trình) đã được các bên xác nhận; - Các biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành;
- Biên bản xác nhận khối lượng công việc phát sinh; - Biên bản nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng; - Biên bản nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình; - Biên bản bàn giao công trình đưa vào sử dụng;
- Bản xác định giá trị quyết toán hợp đồng đã được các bên xác nhận; - Các tài liệu khác có liên quan.
2) Các quy định về trình tự, thủ tục quyết toán
Các quy định về trình tự, thủ tục quyết toán hợp đồng xây dựng (Điều 30 NĐ 99/2007/NĐ-CP như sau:
- Bên giao thầu và Bên nhận thầu có trách nhiệm quyết toán hợp đồng xây dựng trong vòng 30 ngày sau khi bên nhận thầu hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng (trừ nghĩa vụ bảo hành công trình theo quy định) và đề nghị quyết toán hợp đồng.
- Bên nhận thầu có trách nhiệm lập quyết toán hợp đồng gửi bên giao thầu. Quyết toán hợp đồng phải xác định rõ giá hợp đồng đã ký kết, giá đã thanh toán, giá được thanh toán và các nghĩa vụ khác mà bên giao thầu cần phải thực hiện theo quy định hợp đồng. Bên giao thầu có trách nhiệm kiểm tra và quyết toán với bên nhận thầu và chịu trách nhiệm về giá trị hợp đồng đã quyết toán.
- Ngay sau khi hoàn thành nghĩa vụ bảo hành công trình theo các điều khoản trong hợp đồng đã ký kết, bên giao thầu (hoặc chủ đầu tư) có trách nhiệm thanh toán khoản tiền giữ lại để bảo hành công trình (nếu có) cho bên nhận thầu và thực hiện việc thanh lý hợp đồng chấm dứt trách nhiệm giữa các bên tham gia hợp đồng.
2.3.8. Quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng
Bên giao thầu, bên nhận thầu, trong phạm vi quyền và nghĩa vụ của mình có trách nhiệm lập kế hoạch và biện pháp tổ chức thực hiện phù hợp với nội dung của hợp đồng đã ký kết nhằm đạt được các thoả thuận trong hợp đồng (mục 5 Thông tư số 06/2007/TT-BXD. Nội dung quản lý thực hiện hợp đồng của các bên tham gia hợp đồng bao gồm:
- Quản lý về chất lượng, tiến độ của công việc; - Quản lý khối lượng và quản lý giá hợp đồng;
- Quản lý về an toàn lao động, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nổ; - Quản lý thay đổi và điều chỉnh hợp đồng;
- Quản lý các nội dung khác được qui định trong hợp đồng xây dựng nhằm đạt được mục đích của hợp đồng đã ký kết.
1. Những vấn đề chung về quản lý chất lượng
Việc quản lý chất lượng công trình phải tuân thủ đúng các qui định của Nhà nước về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Hợp đồng phải qui định cụ thể đối với việc quản lý chất lượng công trình, bao gồm:
- Quản lý chất lượng của nhà thầu (bên nhận thầu);
- Quản lý chất lượng của chủ đầu tư (bên giao thầu) và nhà tư vấn (bao gồm cả tư vấn khảo sát xây dựng, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát và các nhà tư vấn khác có liên quan).
a) Cơ sở pháp lý:
Việc quản lý chất lượng hợp đồng xây dựng căn cứ vào các quy định hiện hành về quản lý chất lượng công trình.
- Nghị định số 49/2008/NĐ-CP (18/4/2008) của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 về Quản lý chất lượng công trình xây dựng.
b) Nội dung quản lý chất lượng: