- Chẩn đoán đợt cấp nặng nhập viện [33]:
4.1.3. Đặc điểm nồng độ các Immunoglobulin huyết thanh và liên quan với lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
4.1.3.1. Đặc điểm nồng độ các Immunoglobulin huyết thanh trong và sau đợt cấp
Đặc điểm nồng độ các Ig huyết thanh nhóm chứng và nhóm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Giá trị trung bình nồng độ các Ig nhóm chứng, trong và sau đợt cấp của BPTNMT như sau: IgG: 2032,2; 1135,4; 1150,6 mg/dl; IgM: 306,7; 345,7; 370,6 mg/dl; IgA: 45; 142,3; 133,8 mg/dl; IgE: 0,055; 0,06; 0,056 mg/dl.
Nồng độ các Ig huyết thanh trong đợt cấp và nhóm chứng: nồng độ IgG, phân lớp IgG1, IgG3, IgG4 thấp hơn và IgA tăng cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (p< 0,05). IgM và IgE có xu hướng tăng trong đợt cấp so với nhóm chứng, tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa.
Nồng độ các Ig huyết thanh sau đợt cấp và nhóm chưng: nồng độ IgG và IgG1, IgG3, IgG4 thấp hơn và IgA cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (p< 0,05). IgM, IgE tăng cao hơn ở nhóm bệnh nhưng khác biệt chưa có ý nghĩa.
Các nghiên cứu về nồng độ Ig huyết thanh cho thấy có sự dao động lớn về ngưỡng nồng độ của các Ig và đồng thời nồng độ các Ig chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có vai trị quan trọng của phản ứng viêm mạn tính, IL-6 được coi là yếu tố thúc đẩy tổng hợp các Ig. Trong nghiên cứu của A. Gonzalez- Quintela A. và cộng sự (2008) ở nhóm người trưởng thành, nhận thấy nồng độ IgG trung bình là 1118mg/dl, IgM là 147mg/dl và IgA là 262mg/dl. IgA có xu hướng cao hơn ở nam giới so với nữ giới, ngược lại IgG và IgM cao hơn ở nữ. Về phân bố theo tuổi, nhận thấy nồng độ IgG, IgA tăng dần theo tuổi và khơng có sự khác biệt về nồng độ IgM giữa các nhóm tuổi. Nồng độ IgA có xu hướng cao hơn ở nhóm có béo phì và rối loạn chuyển hóa (tăng glucose, mỡ máu) và khơng có sự khác biệt về nồng độ IgG, IgM [103].
Theo Williamson M.A. và cộng sự (2014) nồng độ các Ig huyết thanh bình thường như sau: IgG: 768 – 1632 mg/dl, IgM: 60 – 263 mg/dl, IgA: 82 – 453 mg/dl, IgE: 0,01 – 0,04 mg/dl [104]. Theo tác giả Kim J.H. và cộng sự (2016), nồng độ các
phân lớp IgG IgG1: 382,4 - 928,6 mg/dL, IgG2: 241,8 - 700,3 mg/dL, IgG3: 21,8 - 176,1 mg/dL, IgG4: 3,9 - 86,4 mg/dL [105].
Samea E.R.A. và cộng sự (2011), nhận thấy có sự tăng cao hơn rõ rệt nồng độ IgE trong huyết thanh bệnh nhân BPTNMT ổn định và đợt cấp so với nhóm chứng. Nồng độ IgE cũng cao hơn có sự khác biệt khi so sánh trong và ngồi đợt cấp BPTNMT. Tuy nhiên, ghi nhận ở bệnh nhân hen phế quản có sự tăng cao về nồng độ IgE huyết thanh so với nhóm BPTNMT [106].
Các kháng thể là yếu tố đóng vai trị trung tâm trong cơ chế miễn dịch thích ứng của cơ thể. Sự thiếu hụt hoàn toàn hoặc một phần của các lớp kháng thể này có thể dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh lý về nhiễm trùng khác nhau. Trong đó nổi bật là vai trị của IgG, lớp kháng thể chiếm tới 70-80% tổng lượng kháng thể huyết thanh và có vai trị hàng đầu trong cơ chế bảo vệ ngoại bào. Có 4 phân lớp IgG, với vai trị cụ thể khác nhau trong cơ chế bảo vệ cơ thể. IgG1 chiếm tỷ lệ cao nhất, có vai trị chính trong bảo vệ cơ thể chống lại các kháng nguyên có nguồn gốc protein. IgG2 giữ vai trò đề kháng lại các tác nhân vi sinh có vỏ polysaccharide. IgG3 đóng vai trị chính trong phản ứng miễn dịch chống lại các tác nhân virus hơ hấp và IgG4 thậm chí cịn là yếu tố có vai trị hàng đầu giúp chống lại các tác nhân nhiễm khuẩn hô hấp [107]. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh là thiếu hụt kháng thể huyết thanh không phải ln đồng nghĩa với tình trạng suy giảm miễn dịch. Do đó, một người có tổng lượng kháng thể giảm nhẹ nhưng cơ thể vẫn có thể tạo ra đáp ứng miễn dịch đặc hiệu thích ứng với tác nhân vi sinh gây bệnh cụ thể [108].
Giá trị nồng độ các Ig huyết thanh ở người khỏe mạnh trong nghiên cứu của chúng tơi có sự khác biệt khơng đáng kể với các tác giả khác, ngoại trừ IgA giảm thấp hơn. Sự khác biệt có thể do đặc điểm nhóm chứng của chúng tôi là đối tượng trung niên do yêu cầu sự tương đồng về tuổi với nhóm BPTNMT. Ngồi ra sự khác biệt về chủng tộc cũng có thể góp phần dẫn đến sự khác nhau về nồng độ Ig. Do chúng tơi chưa tìm thấy báo cáo nào về nồng độ Ig huyết thanh bình thường ở người Việt Nam nên chúng tơi lấy giá trị dưới ngưỡng trung bình ở nhóm chứng để xác định có giảm nồng độ Ig huyết thanh.
Biến đổi nồng độ các Ig huyết thanh trong và sau đợt cấp của BPTNMT:
nồng độ IgG, IgM, IgE đều giảm cả trong và sau đợt cấp so với ngưỡng bình thường. Chưa có sự khác biệt có ý nghĩa nồng độ các Ig huyết thanh trong đợt cấp so với sau đợt cấp cho thấy sự thay đổi nồng độ các Ig trong và sau đợt cấp diễn ra chậm hơn so