Mối liên quan giữa nồng độ Ig huyết thanh và đặc điểm cận lâm sàng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và yếu tố tiên lượng tử vong ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhập viện. (Trang 120 - 122)

- Chẩn đoán đợt cấp nặng nhập viện [33]:

4.1.3.3. Mối liên quan giữa nồng độ Ig huyết thanh và đặc điểm cận lâm sàng

Thay đổi nồng độ Ig trong đợt cấp theo kết quả cấy khuẩn đờm: Nồng độ

IgA giảm thấp hơn có ý nghĩa ở nhóm cấy đờm mọc vi khuẩn. Giảm IgG gặp 95,2% ở nhóm cấy đờm có mọc vi khuẩn so với 92,1% ở nhóm cấy đờm khơng mọc. Chưa nhận thấy có sự khác biệt về nồng độ các Ig huyết thanh cịn lại giữa 2 nhóm (p > 0,05).

Bossuyt X. và cộng sự (2007), qua nghiên cứu nhận thấy thiếu hụt kháng thể IgA và/hoặc IgG (49% ở nhóm bệnh so với 14% ở nhóm chứng), suy giảm đáp ứng kháng thể đặc hiệu với phế cầu khuẩn (19%), cùng với một số bất thường về bổ thể là các yếu tố có liên quan đến nhiễm trùng hô hấp tái diễn ở trẻ từ 4 - 14 tuổi. Tình trạng suy giảm đáp ứng kháng thể đặc hiệu với kháng nguyên polysaccharide vi khuẩn được ghi nhận ngay cả khi nồng độ các kháng thể huyết thanh bình thường. Các tác giả cũng đưa ra giả thiết rằng có sự tồn tại kết hợp nhiều khiếm khuyết miễn dịch ở 1 cá thể và chúng là nguyên nhân của tình trạng nhiễm trùng tái diễn, nặng. Sự kết hợp các khiếm khuyết miễn dịch như vậy ít phổ biến trong quần thể đối chứng khỏe mạnh. Để có được đáp ứng miễn dịch đầy đủ với tác nhân gây bệnh cần phối hợp nhiều yếu tố và khó có khả năng 1 khiếm khuyết miễn dịch đơn thuần nào đó chịu trách nhiệm cho 1 bệnh lý [115].

Trong nghiên cứu này đa số bệnh nhân nhập viện vì đợt cấp nặng và được chuyển từ tuyến dưới lên, đã có sử dụng kháng sinh ban đầu trước khi thu nhận vào nghiên cứu. Đồng thời do tính chất đợt cấp nên chúng tôi không thực hiện nội soi phế quản để lấy bệnh phẩm được, mà nuôi cấy bệnh phẩm là mẫu đờm do đó độ nhạy và tính chính xác của xét nghiệm cũng giảm đi, tỷ lệ mẫu cấy mọc vi khuẩn thấp dù lâm sàng biểu hiện nhiễm trùng hô hấp rõ. Sự khác biệt về nồng độ các kháng thể và kết quả ni cấy cũng chưa được ghi nhận, có thể liên quan đến

tỷ lệ âm tính giả của xét nghiệm nuôi cấy cao hoặc sự thay đổi nồng độ chỉ xảy ra ở các kháng thể đặc hiệu, không ảnh hưởng rõ đến nồng độ kháng thể chung trong huyết thanh.

Thay đổi nồng độ các Ig trong đợt cấp theo đặc điểm vi sinh đờm: Nồng độ

IgG, IgM và IgA giảm thấp hơn ở nhóm Gr (-). Tuy nhiên, sự khác biệt nồng độ theo căn nguyên vi sinh đợt cấp chưa có ý nghĩa (p > 0,05).

Bermejo Martin J.F. và cộng sự (2014), nghiên cứu 172 bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng nhập viện, với 33,7% Gr (-), 22,7% Gr (+), 6,4% nhiễm đa khuẩn và cịn lại là khơng xác định được căn nguyên vi sinh. Nhận thấy nồng độ các Ig huyết thanh chưa có mối liên quan đến căn nguyên vi khuẩn [114].

Trong một nghiên cứu ở bệnh nhân sốc nhiễm trùng căn nguyên cộng đồng, Taccone F.S. và cộng sự (2009) nhận thấy khơng có sự liên quan giữa nhóm căn nguyên vi sinh và nồng độ Ig huyết thanh. Nồng độ Ig thấp, đặc biệt là IgG, thường gặp ở bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng và vẫn tồn tại trong suốt thời gian điều trị bất chấp việc cải thiện tình trạng nhiễm trùng huyết. Mặc dù có các đặc điểm lâm sàng giống nhau khi bắt đầu sốc nhiễm trùng, tuy nhiên bệnh nhân thiếu hụt Ig máu có tỷ lệ tử vong cao hơn so với bệnh nhân có nồng độ Ig bình thường. Bổ sung Ig đa dịng có thể là giải pháp mang lại hiệu quả tốt cho bệnh nhân nhiễm trùng nặng [116].

Nghiên cứu của chúng tơi chưa có điều kiện định lượng được nồng độ các kháng thể đặc hiệu theo căn nguyên vi khuẩn, đồng thời do tính chất bệnh nên cũng không nội soi phế quản để lấy bệnh phẩm được mà thực hiện nuôi cấy bằng bệnh phẩm đờm. Do đó độ đặc hiệu và chính xác về căn ngun vi sinh khơng cao, cần nghiên cứu thêm về mối quan hệ này.

Thay đổi nồng độ Ig theo số lượng bạch cầu, CRP và PCT máu trong đợt cấp:

Nồng độ IgG, IgM, IgA giảm có xu hướng tỷ lệ thuận với tăng số lượng bạch cầu máu, tuy nhiên mối liên quan chưa rõ rệt (p> 0,05).

Nồng độ IgG huyết thanh tăng cao hơn có ý nghĩa ở nhóm có tăng nồng độ CRP và nồng độ IgG có mối tương quan thuận với nồng độ CRP, hệ số tương quan r

là 0,2 (p< 0,05). Nồng độ các lớp Ig cịn lại cũng tăng cao hơn ở nhóm tăng CRP huyết thanh, nhưng khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê. Điều này có thể đặt ra giả thiết có sự tương quan thuận giữa tình trạng tăng viêm và đáp ứng miễn dịch trong đợt cấp.

Nồng độ IgM giảm thấp hơn ở nhóm có tăng PCT máu và có tương quan nghịch với hệ số r là -0,11 (p< 0,05). Chưa nhận thấy có sự tương quan giữa nồng độ các Ig huyết thanh còn lại với nồng độ PCT (p> 0,05). Có thể với các bệnh nhân có nồng độ IgM huyết thanh thấp, nguy cơ nhiễm trùng và nhiễm trùng nặng hơn, phản ánh qua mức độ tăng nồng độ PCT.

Çolak A. và cộng sự (2017) qua nghiên cứu cho thấy, số lượng bạch cầu trung bình ở nhóm BPTNMT là 12 (109/L) và ở nhóm viêm phổi cộng đồng là 11 (109/L), nồng độ CRP huyết thanh là 44 mg/L ở nhóm BPTNMT và 132 mg/L nhóm viêm phổi. Giá trị trung vị PCT huyết thanh là 0,07 ng/mL nhóm BPTNMT và 0,14 ng/mL nhóm viêm phổi. Nồng độ PCT và CRP cao hơn đáng kể ở nhóm viêm phổi so với nhóm BPTNMT. Có mối liên quan chặt chẽ giữa nồng độ CRP và PCT huyết thanh [117].

Trong nghiên cứu của Holm A.M. và cộng sự (2020), khơng có sự khác biệt đáng kể về các thông số viêm giữa 2 nhóm BPTNMT có thiếu hụt kháng thể và khơng thiếu hụt kháng thể huyết thanh: CRP (5,2 mg/mL so với 7,5 mg/mL), bạch cầu (9 x 109/L so với 8,3 x 109/L) [68].

Trong nghiên cứu này, ghi nhận mối liên quan rõ giữa tình trạng giảm nồng độ Ig huyết thanh, đặc biệt là IgG và IgM ở BPTNMT với tình trạng nhiễm trùng thể hiện qua số lượng bạch cầu, nồng độ CRP và PCT máu.

4.2. GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG TỬ VONG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ LÂM SÀNG,CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH NHẬP VIỆN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và yếu tố tiên lượng tử vong ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhập viện. (Trang 120 - 122)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(172 trang)
w